Phải lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm như thế nào để đáp ứng đúng yêu cầu của một bản kế hoạch kiểm toán nội bộ?
Phải lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm như thế nào để đáp ứng đúng yêu cầu của một bản kế hoạch kiểm toán nội bộ?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm như sau:
"Điều 14. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm
..
2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Định hướng theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ/bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
b) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán.
3. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.
4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo phải được gửi cho:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
g) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
…"
Theo đó kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được định hưởng theo mức độ rủi ro; dự phòng được quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán. Sau khi hoàn thành kế hoạch kiểm toán thì phải gửi cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;...và các cơ quan khác theo quy định pháp luật nêu trên
Kế hoạch kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về quy trình kiểm toán nội bộ như sau:
"Điều 12. Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
1. Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
2. Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
3. Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
..."
Tại quy định trên thì quy trình kiểm toán nội bộ phải quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
Khi thực hiện kiểm toán nội bộ thì cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản nào?
Tại Điều 5 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc cơ bản khi thực hiện kiểm toán nội bộ như sau:
- Tính độc lập: Người đảm nhiệm công tác kiểm toán nội bộ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ không đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng việc thực hiện kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
- Tính khách quan: Người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao..
- Người thực hiện công việc kiểm toán nội bộ thì phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ tại cơ quan đơn vị doanh nghiệp mà mình chịu trách nhiệm.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán nội bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?