Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng?

Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng? Câu hỏi của bạn Huy ở Hà Nam.

Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Chế độ gặp, liên lạc điện thoại với thân nhân
1. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam quyết định kéo dài thời gian gặp nhưng không quá 24 giờ.
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
2. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.
3. Nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người dưới 18 tuổi quan tâm gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho phạm nhân.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.

Ai được thăm gặp phạm nhân là người dưới 18 tuổi?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định như sau:

Đối tượng được gặp phạm nhân
1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.

Theo đó, thân nhân được gặp phạm nhân dưới 18 tuổi gồm có: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi hợp pháp; con đẻ, anh, chị, em ruột, dâu, rể, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

Ngoài ra, trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân dưới 18 tuổi thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.

Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng? (Hình từ internet)

Chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí
1. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn và được chăm sóc y tế như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên và được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.
2. Ngoài tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, mỗi năm phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp thêm quần áo theo mẫu thống nhất và đồ dùng cá nhân khác theo quy định.
3. Thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác phù hợp với đặc điểm của người dưới 18 tuổi.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phạm nhân là người dưới 18 tuổi thi hành án có chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí như sau:

- Chế độ ăn: được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân trên 18 tuổi, được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.

- Chế độ chăm sóc y tế: Được chăm sóc y tế như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Chế độ mặc: Ngoài tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, mỗi năm phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp thêm quần áo theo mẫu thống nhất và đồ dùng cá nhân khác theo quy định.

- Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí: Thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác phù hợp với đặc điểm của người dưới 18 tuổi.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người dưới 18 tuổi

Nguyễn Văn Phước Độ

Người dưới 18 tuổi
Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người dưới 18 tuổi có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người dưới 18 tuổi Phạm nhân
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi cướp giật tài sản được xếp vào loại tội phạm gì? Có áp dụng tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi được không?
Pháp luật
Người yêu có được phép thăm gặp phạm nhân? Nếu được thì có cần Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết không?
Pháp luật
Độ tuổi lao động năm 2024 là bao nhiêu? Người chưa đủ 18 tuổi có ký hợp đồng lao động được không?
Pháp luật
Bạn bè có được vào trại giam thăm phạm nhân không? Trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân là gì?
Pháp luật
Phạm nhân phải xưng hô như thế nào trong trại giam? Đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ ra sao?
Pháp luật
Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?
Pháp luật
Phạm nhân vượt ngục sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp phạm nhân bỏ trốn giải quyết ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam sẽ bị phạt tù thêm bao nhiêu năm? Phạm nhân bỏ trốn trong thời gian bao lâu thì bị truy nã?
Pháp luật
Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn như thế nào? Phạm nhân bỏ trốn sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Người phạm tội trước 16 tuổi và sau 16 tuổi thì tổng hợp hình phạt tù tối đa là bao nhiêu năm theo quy định?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào