Phạm trù triết học là gì? 6 cặp phạm trù triết học? Ví dụ 6 cặp phạm trù triết học? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin là gì?
Phạm trù triết học là gì?
Xem thêm >> Nguyên lý triết học là gì? 2 nguyên lý triết học? Ví dụ nguyên lý triết học?
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu.
Ví dụ, trong toán có phạm trù "số", "hình", "điểm", "mặt phẳng",..., trong vật lý học có các phạm trù "khối lượng", "vận tốc", "gia tốc",... trong kinh tế học có phạm trù "hàng hóa", "giá trị", "tiền tệ".
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Phạm trù triết học là gì? 6 cặp phạm trù triết học? Ví dụ 6 cặp phạm trù triết học? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin là gì? (hình từ internet)
6 cặp phạm trù triết học? Ví dụ về phạm trù triết học?
Căn cứ tại Chương 3 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT
III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Cái chung và cái riêng
- Phạm trù cái chung và cái riêng; cái đơn nhất
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Bản chất và hiện tượng
- Phạm trù bản chất, hiện tượng
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
- Ý nghĩa phương pháp luận
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Phạm trù cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Ý nghĩa phương pháp luận
4. Nguyên nhân và kết quả
- Phạm trù nguyên nhân và kết quả
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Ý nghĩa phương pháp luận
5. Nội dung và hình thức
- Phạm trù nội dung và hình thức
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
- Ý nghĩa phương pháp luận
6. Khả năng và hiện thực
- Phạm trù khả năng và hiện thực
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
- Ý nghĩa phương pháp luận
Như vậy, 6 cặp phạm trù cơ bản của triết học và ví dụ về phạm trù triết học bao gồm:
- Cái riêng - cái chung
Cái chung là những đặc điểm, tính chất phổ biến, bản chất của nhiều sự vật, hiện tượng. Cái riêng là những đặc điểm, tính chất chỉ có ở một sự vật, hiện tượng cụ thể.
Ví dụ:
Con người (cái chung) - Nguyễn Văn A (cái riêng)
Con người nói chung có đặc điểm chung là sinh ra, lớn lên, già đi và mất đi
Nguyễn Văn A là một cá nhân cụ thể với những đặc điểm riêng về ngoại hình, tính cách...
- Nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân: Là hiện tượng, sự vật tác động và gây ra hiện tượng, sự vật khác
Kết quả: Là hiện tượng, sự vật xuất hiện do tác động của nguyên nhân
Ví dụ:
Nguyên nhân: Mưa nhiều
Kết quả: Lũ lụt xảy ra
- Tất nhiên - ngẫu nhiên
Tất nhiên là những gì tất yếu phải xảy ra trong những điều kiện nhất định.
Ví dụ: Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây
Ngẫu nhiên là những gì có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong cùng một điều kiện.
Ví dụ: Kết quả tung đồng xu (sấp hay ngửa)
- Nội dung - hình thức
Nội dung là những yếu tố bên trong, là bản chất, là cái quyết định của sự vật/hiện tượng
Hình thức là biểu hiện bên ngoài, là cách thức tồn tại và biểu hiện của nội dung
Ví dụ:
Nội dung: tư tưởng, chủ đề, cốt truyện
Hình thức: thể loại (thơ, văn xuôi), ngôn ngữ, cách kể
- Bản chất - hiện tượng
Bản chất là cái bên trong, ổn định, quy định tính chất của sự vật
Hiện tượng là biểu hiện bên ngoài, trực tiếp của bản chất
Hiện tượng: Mặt trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây
Bản chất: Trái đất tự quay quanh trục của nó
- Khả năng - hiện thực
Hiện thực là cái đã và đang tồn tại một cách khách quan
Khả năng là xu hướng phát triển tiềm tàng trong hiện thực, có thể trở thành hiện thực khi có đủ điều kiện cần thiết
Ví dụ:
Khả năng: Hạt giống có khả năng nảy mầm
Hiện thực: Cây đã mọc lên từ hạt giống
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo?
Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin là gì?
Căn cứ tại Mục 4 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về Mục tiêu của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:
Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm giúp cho sinh viên:
- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;
- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên
- Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chủ nghĩa Mác Lênin có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ của hãng hàng không nước ngoài gồm giấy tờ gì?
- Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ trong bao lâu?
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?