Phạm vi bảo lãnh ngân hàng như thế nào? Khách hàng cần đáp ứng những yêu cầu gì để được bảo lãnh?
Việc bảo lãnh ngân hàng được thực hiện bởi những tổ chức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN định nghĩa về bảo lãnh ngân hàng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký.
...
Theo đó, bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, được thực hiện bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bên bảo lãnh).
Bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký.
Phạm vi bảo lãnh ngân hàng như thế nào? Khách hàng cần đáp ứng những yêu cầu gì để được bảo lãnh? (Hình từ Internet)
Phạm vi bảo lãnh ngân hàng như thế nào? Khách hàng cần đáp ứng những yêu cầu gì để được bảo lãnh?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về phạm vi bảo lãnh ngân hàng như sau:
Phạm vi bảo lãnh
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.
Theo đó, bên bảo lãnh (tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có thể thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.
Để được nhận bảo lãnh ngân hàng thì khách hàng cần đáp ứng được một số yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 11/2022/TT-NHNN:
Yêu cầu đối với khách hàng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;
c) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích: cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động.
Từ quy định trên thì một số yêu cầu để khách hàng được nhận bảo lãnh ngân hàng gồm:
(1) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
(2) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;
(3) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Tổ chức tín dụng có thể bảo lãnh ngân hàng bằng ngoại tệ đối với khách hàng là người không cư trú hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về việc bảo lãnh ngân hàng đối với khách hàng là người không cư trú như sau:
Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau (khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài không phải đáp ứng yêu cầu này):
a) Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư;
b) Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh;
c) Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú, trừ trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng ở nước ngoài hoặc xác nhận bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng ở nước ngoài mà bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú phải:
a) Tuân thủ quy định pháp luật về hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
b) Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú.
4. Ngoài các quy định tại Điều này, các nội dung khác về việc bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú phải thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư này.
Như vậy, tổ chức tín dụng được phép bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú.
Tuy nhiên, việc bảo lãnh bằng ngoại tệ phải đáp ứng được một số yêu cầu sau:
(1) Tuân thủ quy định pháp luật về hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
(2) Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo lãnh ngân hàng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?