Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015?
Điểm giống nhau của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Điểm giống nhau cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản đều là tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI Bộ luật Hình sự 2015. Cả hai tội phạm này là đều xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.
Người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp; mục đích, động cơ phạm tội là chiếm đoạt tài sản của người khác.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản (Hình từ Internet)
Điểm khác nhau của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Tiêu chí | Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Hình phạt | Tội cưỡng đoạt tài sản | Hình phạt |
CCPL | Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 | Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 | ||
Cấu thành tội phạm khi giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện theo quy định. | Nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản là tội phạm đã hoàn thành. | |||
Hành vi | Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. | Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. | ||
Định khung hình phạt | Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. | Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm | Đe dọa sẽ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản; Hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. | Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm |
Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; | Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm | Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm. | Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm | |
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. | - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm | Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. | Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm | |
Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. | Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm Hoặc tù chung thân | Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. | phạt tù từ 12 năm đến 20 năm | |
Hình phạt bổ sung | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; Hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. | Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; Hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. | ||
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 | Người từ đủ 16 tuổi trở lên. | Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 170 Bộ luật Hình sự. |
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong những trường hợp nào?
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
- Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cưỡng đoạt tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?