Phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng của địa điểm kinh doanh khác nơi có trụ sở chính được thực hiện như thế nào?
- Phân bổ nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng của địa điểm kinh doanh khác nơi có trụ sở chính được thực hiện như thế nào?
- Khai thuế và nộp thuế giá trị gia tăng của địa điểm kinh doanh khác nơi có trụ sở chính được thực hiện như thế nào?
- Chuyển địa điểm kinh doanh thì cơ quan quản lý thuế có thể thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế bao nhiêu lần trong một năm?
Phân bổ nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng của địa điểm kinh doanh khác nơi có trụ sở chính được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định như sau:
Phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính
1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.
2. Các trường hợp phân bổ, phương pháp phân bổ, khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế đối với loại thuế được phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này.
...
Như vậy, người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính sẽ thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính; thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.
Nộp thuế giá trị gia tăng của địa điểm kinh doanh (Hình từ Internet)
Khai thuế và nộp thuế giá trị gia tăng của địa điểm kinh doanh khác nơi có trụ sở chính được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC có quy định:
Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
...
3. Khai thuế, nộp thuế:
...
d) Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
...
Như vậy, người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa điểm kinh doanh và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Tải mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT. Tải về
Tải mẫu phụ lục bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp mẫu số 01-6/GTGT. Tải về
Chuyển địa điểm kinh doanh thì cơ quan quản lý thuế có thể thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế bao nhiêu lần trong một năm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật này;
c) Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
d) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
e) Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
g) Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế không quá 01 lần trong 01 năm.
3. Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
...
Như vậy, chuyển địa điểm kinh doanh thì cơ quan quản lý thuế có thể thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế không quá 01 lần trong 01 năm.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến thuế giá trị gia tăng Tải
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế giá trị gia tăng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?