Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên nguyên tắc gì? Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành mấy cấp độ?

Tôi có thắc mắc là đối với công tác kiểm soát các hoạt động ô nhiễm môi trường biển được quy định ra sao? Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên nguyên tắc gì? Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành mấy cấp độ? - Câu hỏi của anh Hoài Nam (Hậu Giang).

Công tác kiểm soát các hoạt động ô nhiễm môi trường biển được quy định ra sao?

Theo Điều 45 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển như sau:

Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển
1. Chất thải nguy hại từ các hoạt động trên biển phải được thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Các công trình, thiết bị trên biển sau khi hết thời hạn sử dụng mà không tiếp tục sử dụng phải được tháo dỡ, vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường biển phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; bảo đảm không làm rò rỉ, thất thoát, tràn thấm ra biển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, các chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường.
4. Nước thải từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí và các công trình, thiết bị khác trên biển; bùn dầu và bùn chứa hợp chất độc hại trong thăm dò, khai thác dầu khí phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.
5. Nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu, nước la canh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không được pha loãng nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.
6. Việc thải nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu, nước la canh và nước thải từ tàu thuyền thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải, bảo vệ môi trường, pháp luật có liên quan của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Chất thải rắn phát sinh từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, công trình và thiết bị khác trên biển phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật; bùn nạo vét luồng hàng hải, cảng biển phải được vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
8. Cảng biển phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải sinh hoạt, dầu cặn từ các phương tiện trên biển.
9. Chất thải trôi nổi trên biển và ven bờ biển phải được thu gom, phân loại, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.

Theo đó, công tác kiểm soát các hoạt động ô nhiễm môi trường hải đảo từ các hoạt động trên biển được quy định nêu trên.

Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên nguyên tắc gì?

vung-rui-ro-o-nhiem-moi-truong-hai-dao

Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành mấy cấp độ? (Hình từ Internet)

Theo Điều 3 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định nguyên tắc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo như sau:

Nguyên tắc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được thực hiện trên từng ô bờ, ô ven bờ, ô biển.
2. Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào các thông tin, số liệu đo đạc, quan trắc các thành phần môi trường và sử dụng các công cụ tính toán, mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo.
3. Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào kết quả tính toán, xác định giá trị của các chỉ số tương ứng với các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo đối với từng ô và được thể hiện trên bản đồ theo quy định của pháp luật về thành lập bản đồ chuyên đề.

Theo đó, phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên 03 nguyên tắc, cụ thể như sau:

+ Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được thực hiện trên từng ô bờ, ô ven bờ, ô biển.

+ Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào các thông tin, số liệu đo đạc, quan trắc các thành phần môi trường và sử dụng các công cụ tính toán, mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo.

+ Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào kết quả tính toán, xác định giá trị của các chỉ số tương ứng với các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo đối với từng ô và được thể hiện trên bản đồ theo quy định của pháp luật về thành lập bản đồ chuyên đề.

Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành mấy cấp độ?

Theo khoản 1 Điều 49 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành các cấp. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo là cơ sở đề ra các giải pháp hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo.

Theo khoản 2 Điều 49 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp sau đây:

Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp sau đây:
a) Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;
b) Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;
c) Vùng rủi ro ô nhiễm cao;
d) Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.

Như vậy, rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành 04 cấp độ, cụ thể như sau:

+ Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;

+ Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;

+ Vùng rủi ro ô nhiễm cao;

+ Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ô nhiễm môi trường

Huỳnh Lê Bình Nhi

Ô nhiễm môi trường
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ô nhiễm môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ô nhiễm môi trường
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xé túi mù là gì? Xử phạt hành vi chơi xé túi mù vứt bỏ rác không đúng nơi quy định bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm gây ô nhiễm môi trường? Hướng dẫn cách viết Đơn khiếu nại đúng chuẩn?
Pháp luật
Hậu quả của ô nhiễm môi trường là gì? Nội dung chính của phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất?
Pháp luật
Người có hành động vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại chung cư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cá nhân vứt rác xuống sông bị xử phạt bao nhiêu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Ô nhiễm môi trường là gì? Số điện thoại đường dây nóng ô nhiễm môi trường cấp Trung ương là số nào?
Pháp luật
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào? Biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí?
Pháp luật
Ô nhiễm môi trường xảy ra khi nào? Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi bị nghiêm cấm?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào