Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên tiêu chí nào? Căn cứ nào để xác định các ô của vùng biển và hải đảo Việt Nam?
Xác định rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo có được coi là hoạt động kiểm soát ô nhiễm?
Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 43 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo như sau:
Nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo.
3. Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
4. Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
5. Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
6. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.
7. Cấp phép, kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển.
8. Phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới theo quy định của pháp luật.
9. Công khai các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, thông tin về môi trường nước, môi trường trầm tích của các khu vực biển, hải đảo.
Theo đó, khoản 5 Điều 43 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo bao gồm xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo.
Căn cứ nào để xác định các ô của vùng biển và hải đảo Việt Nam để phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường?
Theo Điều 4 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định phân chia các ô để phân cấp vùng rủi ro và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo sau đây:
Phân chia các ô để phân cấp vùng rủi ro và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Vùng biển và hải đảo Việt Nam được phân chia thành các ô bờ, ô ven bờ và ô biển; các ô có hình chữ nhật.
2. Việc xác định ô bờ phải căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo của đường bờ, các hệ sinh thái vùng đất ven biển, các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng đất ven biển; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn khoảng cách từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm.
3. Việc xác định ô ven bờ phải căn cứ vào chế độ động lực, các hệ sinh thái vùng biển ven bờ, các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng bờ; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn 06 hải lý.
4. Việc xác định ô biển phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất về chế độ hải văn, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn 12 hải lý.
Theo đó, để phân cấp vùng rủi ro và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo cần xác định chia vùng biển và hải đảo Việt Nam thành 04 ô dựa trên các căn cứ, cụ thể:
+ Các ô bờ: căn cứ xác định ô bờ phải dựa vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo của đường bờ, các hệ sinh thái vùng đất ven biển, các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng đất ven biển; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn khoảng cách từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm.
+ Các ô ven bờ: căn cứ xác định ô ven bờ phải dựa vào chế độ động lực, các hệ sinh thái vùng biển ven bờ, các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng bờ; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn 06 hải lý.
+ Các ô biển: căn cứ xác định ô biển phải dựa vào đặc điểm, tính chất về chế độ hải văn, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn 12 hải lý.
+ Các ô có hình chữ nhật.
Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên tiêu chí nào?
Theo Điều 5 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo sau đây:
Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm
1. Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, bao gồm:
a) Tiêu chí về mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Imđ;
b) Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng, chỉ số tương ứng là Iah;
c) Tiêu chí về mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Ith.
…
Theo đó, vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân cấp dựa trên 03 tiêu chí như sau:
+ Tiêu chí về mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Imđ;
+ Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng, chỉ số tương ứng là Iah;
+ Tiêu chí về mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Ith.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ô nhiễm môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?