Phân công giáo viên trực trong dịp Tết Nguyên đán thì giáo viên có được quyền từ chối hay không?
Phân công giáo viên trực trong dịp Tết Nguyên đán thì giáo viên có được quyền từ chối hay không?
Về vấn đề của anh, tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Đồng thời theo khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo các quy định trên, thời gian hè, các ngày Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán là thời gian nghỉ ngơi của giáo viên. Trong đó, giáo viên được nghỉ nhưng vẫn hưởng nguyên lương.
Ngoài ra, Nhà nước không có bất cứ quy định nào khác yêu cầu giáo viên phải đến trường trực hè, trực Tết trong thời gian được nghỉ. Vì vậy, giáo viên không bắt buộc phải trực hè, trực Tết.
Lúc này, giáo viên hoàn toàn có quyền từ chối khi không muốn. Nếu đã đồng ý trực thì giáo viên sẽ phải được trả thêm tiền làm thêm giờ theo quy định.
Trực Tết Nguyên đán (Hình từ Internet)
Giáo viên có những quyền gì trong hoạt động nghề nghiệp của mình?
Quyền của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp của mình có những quyền được quy định tại Điều 11 Luật Viên chức 2010 như sau:
- Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
- Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
- Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
- Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Và quyền của các giáo viên cụ thể tại từng cấp học thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học, Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường Trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học, cụ thể:
- Quyền của các giáo viên tiểu học được quy định tại Điều 29 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT.
- Quyền của các giáo viên trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp được quy định tại Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
Giáo viên không được làm những việc gì?
Những việc giáo viên không được làm được quy định tại Điều 19 Luật Viên chức 2010 như sau:
Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tết nguyên đán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các học thuyết, quan điểm phi Mácxít về nguồn gốc của pháp luật? Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật đúng không?
- Chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
- Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
- Ngân sách trung ương là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phân bổ ngân sách trung ương theo quy định?
- Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 9 ngày liên tục? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ thế nào?