Phân tích nguy cơ nhập khẩu sản phẩm động vật là gì? Nguyên tắc về đánh giá nguy cơ khi nhập khẩu sản phẩm động vật?
Phân tích nguy cơ nhập khẩu sản phẩm động vật là gì?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8711-2:2011 về Động vật và sản phẩm động vật - Phần 2: Quy trình chung phân tích nguy cơ trong nhập khẩu sản phẩm động vật quy định như sau:
2 Khái niệm
Phân tích nguy cơ nhập khẩu sản phẩm động vật là việc sử dụng các dữ liệu, thông tin và kiến thức về dịch tễ học, bệnh lý học, vi sinh vật học, chất tồn dư và kinh tế học nhằm đánh giá những nguy cơ gây bất lợi cho sức khoẻ người và động vật, đặc biệt là các dịch bệnh động vật ngoại lai và bệnh lây sang người thông qua nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Kết quả của việc đánh giá này sẽ giúp cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn trong quản lý nguy cơ để bảo vệ sức khỏe của người và động vật.
Theo đó, phân tích nguy cơ nhập khẩu sản phẩm động vật được hiểu là việc sử dụng các dữ liệu, thông tin và kiến thức về dịch tễ học, bệnh lý học, vi sinh vật học, chất tồn dư và kinh tế học nhằm đánh giá những nguy cơ gây bất lợi cho sức khoẻ người và động vật, đặc biệt là các dịch bệnh động vật ngoại lai và bệnh lây sang người thông qua nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Phân tích nguy cơ nhập khẩu sản phẩm động vật là gì? Nguyên tắc về đánh giá nguy cơ khi nhập khẩu sản phẩm động vật? (hình từ internet)
Trong việc đánh giá nguy cơ khi nhập khẩu sản phẩm động vật phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Trong việc đánh giá nguy cơ khi nhập khẩu sản phẩm động vật phải đảm bảo những nguyên tắc chung được nêu tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8711-2:2011 về Động vật và sản phẩm động vật - Phần 2: Quy trình chung phân tích nguy cơ trong nhập khẩu sản phẩm động vật:
4 Nội dung phân tích nguy cơ
4.1 Nguyên tắc chung
4.1.1 Căn cứ để tiến hành phân tích nguy cơ
- Hướng dẫn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE).
- Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
(Hiệp định SPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
- Các quy định của Việt Nam liên quan đến việc nhập khẩu sản phẩm động vật.
- Xác định rõ loại sản phẩm động vật cụ thể là đối tượng cho phân tích nguy cơ. Sử dụng tên khoa học để mô tả tác nhân gây bệnh trong phân tích.
- Mô tả đặc tính tự nhiên, nguồn gốc và mục đích sử dụng của sản phẩm động vật, các quy trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng được áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến (như GMP, HACCP, ISO...) khi tiến hành phân tích nguy cơ.
Ngoài ra, việc đánh giá nguy cơ trong nhập khẩu sản phẩm động vật còn cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đánh giá dựa trên các thông tin mang tính khoa học, không phân biệt đối sử và phải minh bạch.
- Sử dụng các kiến thức: vi sinh vật học, dịch tễ học, hiểu biết về các quy định kiểm dịch trong nước và Hiệp định SPS, kỹ năng về xác suất thống kê và kinh tế học.
- Chỉ tiến hành đánh giá những tác động có hại về mặt dịch tễ của dịch bệnh động vật.
- Đánh giá nguy cơ phải linh hoạt nhằm giải quyết được những vấn đề phức tạp trong thực tế. Đánh giá nguy cơ phải đáp ứng được sự đa dạng của hàng hóa là sản phẩm động vật. Các mối nguy cho nhiều loài động vật có thể được xác định qua việc nhập khẩu và sự đặc trưng của mỗi loại bệnh, thông tin và dữ liệu của hệ thống phát hiện và giám sát, cách thức, dạng phơi nhiễm của động vật đối với mầm bệnh.
- Cả hai phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng đều có thể áp dụng.
- Đánh giá nguy cơ phải dựa trên nguồn thông tin tin cậy và phù hợp với kết quả nghiên cứu khoa học hiện tại. Việc đánh giá phải được lưu giữ bằng văn bản và được tham khảo các tài liệu khoa học, các nguồn tài liệu khác, gồm cả ý kiến của chuyên gia.
- Đánh giá nguy cơ phải thống nhất và minh bạch để đảm bảo tính công bằng, chính xác, hợp lý và sự nhất quán trong việc quyết định nhằm đáp ứng quyền lợi của các bên liên quan.
- Đánh giá nguy cơ phải đưa ra các giả thiết và sự ảnh hưởng của nó đến việc tính toán nguy cơ cuối cùng.
- Nguy cơ gia tăng tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hóa được nhập khẩu.
- Đánh giá nguy cơ phải có nhiệm vụ cập nhật thông tin khi có thêm các thông tin hữu ích.
Có những biện pháp nào có thể dùng để quản lý nguy cơ khi nhập khẩu sản phẩm động vật?
Những biện pháp dùng để quản lý nguy cơ khi nhập khẩu sản phẩm động vật được quy định tại tiết 4.2.2.3.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8711-2:2011 về Động vật và sản phẩm động vật - Phần 2: Quy trình chung phân tích nguy cơ trong nhập khẩu sản phẩm động vật, cụ thể:
Nguy cơ trong quá trình đánh giá được kết luận từ thấp đến trung bình, xem xét lựa chọn các biện pháp:
- Xét nghiệm sản phẩm động vật trước khi nhập khẩu;
- Lập danh mục các sản phẩm động vật hạn chế nhập khẩu;
- Kết hợp cả hai biện pháp quản lý trên;
- Lựa chọn vùng, khu vực, cơ sở an toàn dịch bệnh để lựa chọn sản phẩm động vật nhập khẩu; Nguy cơ được đánh giá là cao:
- Nếu không là bệnh ngoại lai thì kết hợp các biện pháp như đã nêu trên đảm bảo độ tin cậy cao để
loại trừ những sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn.
- Nếu là mầm bệnh ngoại lai hoặc bệnh đặc biệt nguy hiểm tiến hành xem xét các khả năng cấm nhập khẩu phù hợp với các quy định của OIE và tuân thủ Hiệp định SPS của WTO.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản phẩm động vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? Tải về file word mẫu báo cáo?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể ban thường vụ cấp ủy cơ sở mới nhất? Nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành đúng không?
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?