Pháp chế viên là gì? Ngạch pháp chế viên bao gồm các ngạch nào? Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào các ngạch pháp chế viên là gì?
Pháp chế viên là gì? Ngạch pháp chế viên bao gồm các ngạch nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP quy định pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế như sau:
Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế
1. Pháp chế viên và tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế
a) Pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật;
b) Ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp;
...
Như vậy, pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật.
Theo đó, ngạch pháp chế viên bao gồm ngạch pháp chế viên, ngạch pháp chế viên chính, ngạch pháp chế viên cao cấp.
Pháp chế viên là gì? Ngạch pháp chế viên bao gồm các ngạch nào? (hình từ internet)
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào các ngạch pháp chế viên là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP thì tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên như sau:
(1) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này, không kể thời gian tập sự.
(2) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm;
- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên lên pháp chế viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
(2) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên cao cấp:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Có thời gian giữ ngạch pháp chế viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm;
- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên chính lên pháp chế viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Ai tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế;
d) Bảo đảm biên chế kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của tổ chức pháp chế;
đ) Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương.
Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý công tác pháp chế ở địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế.
Theo đó, tại Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định người làm công tác pháp chế bao gồm:
- Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
- Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Pháp chế viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ của hãng hàng không nước ngoài gồm giấy tờ gì?
- Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ trong bao lâu?
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?