Phép thử đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ được thực hiện theo nguyên tắc nào? Báo cáo thử nghiệm phép thử này phải có các thông tin nào?

Tôi có câu hỏi là phép thử đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ được thực hiện theo nguyên tắc nào? Báo cáo thử nghiệm phép thử này phải có các thông tin nào? Mong nhận được câu trả lời sớm Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Bình Dương.

Phép thử đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Phép thử đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ được thực hiện theo nguyên tắc theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9544:2013 như sau:

- Một mẫu thử bằng vải hoặc da được kép chắc chắn vào một khối đặc, điều chỉnh sao cho phần chính của mẫu thử thẳng đứng.

- Phần trên của khối được gia công bằng máy để tạo được một góc phần tư sao cho mẫu thử nằm ở phía sau khối và để lộ một mặt cong quay lên trên hướng về lưỡi dao xé gắn với khối rơi sẽ rơi vào mẫu thử.

- Lưỡi dao xé đã được làm sắc ở một đầu để đâm vào mặt cong của mẫu thử.

- Mặt dưới lượn tròn của lưỡi dao xé hướng xuống dưới vào phần thẳng đứng của mẫu thử trước khi thả khối rơi.

- Mặt đứng của khối được xẻ một rãnh sao cho một đầu của lưỡi dao ở trên khối, phần còn lại nhô ra của lưỡi dao tạo ra đường xé.

- Với các vật liệu có độ bền cao, quá trình đâm do đầu sắc của lưỡi dao xé tạo ra đường xé nhỏ hơn 5 mm trên toàn bộ chiều dài vết xé.

- Với các vật liệu độ bền kém, ảnh hưởng này nhỏ hơn.

- Lựa chọn một điểm cuối hoặc giá trị đạt/không đạt ở 40 mm để đảm bảo giá trị đo được là độ bền xé động của vật liệu bị đâm xuyên.

- Chiều dài vết xé là kích thước theo chiều thẳng đứng của lỗ tạo ra bởi lưỡi dao xé.

- Việc quy định chiều dài xé nhỏ hơn phù hợp để đánh giá vật liệu được sử dụng cho người mặc có tiếp xúc với các mối nguy hiểm, xem Phụ lục A.

đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ linh cứu hỏa

Phép thử đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ được thực hiện theo nguyên tắc nào? Báo cáo thử nghiệm phép thử này phải có các thông tin nào? (Hình từ Internet)

Để thử nghiệm phép thử đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ thì cần thiết bị và dụng cụ nào?

Để thử nghiệm phép thử đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ thì cần thiết bị và dụng cụ được quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9544:2013 như sau:

Thiết bị, dụng cụ và cách tiến hành
4.3. Mức tính năng
Mức tính năng đạt được bởi một vật liệu được xác định như mô tả dưới đây. Việc xác định dựa trên giá trị trung bình của chiều dài vết xé trên tất cả các hướng của phép thử, nếu giống nhau, hoặc dựa trên giá trị trung bình của chiều dài vết xé tại hướng xấu nhất nếu giá trị trung bình này lớn hơn 50% giá trị từ hướng tạo ra chiều dài vết xé nhỏ nhất.
4.4. Thiết bị, dụng cụ thử nghiệm
Thiết bị, dụng cụ thử phải gồm một đế nặng cứng để đặt khối gắn mẫu thử và hệ thống dẫn hướng khối rơi, xem Hình 1. Hệ thống dẫn hướng phải gồm hai thanh thép đã được mài nhẵn thẳng đứng có đường kính ít nhất 15 mm, tâm của hai thanh thép cách nhau (100 ± 2) mm. Hai thanh thép phải đủ dài để đỡ một chiều cao rơi 750 mm giữa đế của lưỡi dao xé và điểm đâm xuyên trên mẫu thử. Bộ dẫn động rơi phải có một nam châm điện để giữ khối rơi tại vị trí ban đầu. Chiều cao của bộ dẫn động phải điều chỉnh được sao cho có thể bù được năng lượng mất đi do ma sát và có thể đạt được năng lượng tác động thích hợp. Thiết bị phải có bộ phận đo được vận tốc tác động của khối rơi và lưỡi dao xé.

Như vậy, theo quy định trên thì để thử nghiệm phép thử đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ thì cần thiết bị và dụng cụ sau: một đế nặng cứng để đặt khối gắn mẫu thử và hệ thống dẫn hướng khối rơi.

Báo cáo thử nghiệm phép thử đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ phải có các thông tin nào?

Báo cáo thử nghiệm phép thử đâm xuyên và xé động trang phục bảo vệ phải có ít nhất các thông tin được quy định tại tiểu mục 4.13 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9544:2013 như sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn hoặc các tài liệu khác viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Cách nhận biết vật liệu thử;

- Các cách xử lý sơ bộ hoặc điều hòa;

- Các sai lệch so với các quy trình được đưa ra;

- Trọng lượng khối giữ lưỡi dao được sử dụng, và các chiều dài vết xé riêng rẽ đạt được theo các hướng đã quy định;

- Giá trị trung bình của các kết quả theo tất cả các hướng, hoặc giá trị trung bình của các kết quả theo hướng xấu nhất, nếu gấp hơn 1,5 lần giá trị theo hướng tốt nhất;

- Liệu có bất kỳ sự trượt mẫu thử hoặc sai lệch nào khác hay không;

- Giá trị Um (độ không đảm bảo đo) để xác định kết quả chung;

- Mức tính năng mà vật liệu đạt được xác định theo tiêu chuẩn hoặc tài liệu khác viện dẫn tiêu chuẩn này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trang phục bảo vệ

Bùi Thị Thanh Sương

Trang phục bảo vệ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trang phục bảo vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trang phục bảo vệ Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào