Phí chứng thực văn bằng chứng chỉ? Nếu văn bằng chứng chỉ có nhiều trang thì phí chứng thực tính cho từng trang đúng không?
- Chứng thực văn bằng chứng chỉ ở Phòng Tư pháp xã được không? Có bắt buộc thực hiện tại nơi thường trú?
- Phí chứng thực văn bằng chứng chỉ? Nếu văn bằng chứng chỉ có nhiều trang thì phí chứng thực tính cho từng trang đúng không?
- Trường hợp văn bằng chứng chỉ được chứng thực là giả thì Phòng Tư pháp có phải chịu trách nhiệm không?
Chứng thực văn bằng chứng chỉ ở Phòng Tư pháp xã được không? Có bắt buộc thực hiện tại nơi thường trú?
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực được quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
...
5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
...
Theo quy định này thì việc chứng thực văn bằng chứng chỉ có thể thực hiệp tại Phòng Tư pháp xã và việc chứng thức văn bằng chứng chỉ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Tóm lại, việc chứng thực văn bằng chứng chỉ có thể thực hiện tại Phòng Tư pháp xã và có thể thực hiện tại bất kỳ Phòng Tư pháp xã nào mà không bắt buộc thực hiện tại tơi thường trú.
Phí chứng thực văn bằng chứng chỉ? Nếu văn bằng chứng chỉ có nhiều trang thì phí chứng thực tính cho từng trang đúng không? (hình từ internet)
Phí chứng thực văn bằng chứng chỉ? Nếu văn bằng chứng chỉ có nhiều trang thì phí chứng thực tính cho từng trang đúng không?
Phí chứng thực văn bằng chứng chỉ được quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC như sau:
Mức thu phí
Mức thu phí chứng thực quy định như sau:
Chiếu theo quy định này thì phí chứng thực văn bằng chứng chỉ là 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính.
Như vậy, phí chứng thực sẽ phụ thuộc vào số trang cần chứng thực, số trang càng nhiều thì phí chứng thực càng cao. Tuy nhiên mức thu tối đa không được vượt quá 200.000 đồng/bản.
Trường hợp văn bằng chứng chỉ được chứng thực là giả thì Phòng Tư pháp có phải chịu trách nhiệm không?
Tại Điều 8 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Điều 9 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực
1. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp bị từ chối chứng thực thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức từ chối giải thích rõ lý do bằng văn bản hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực theo quy định của Nghị định này.
Điều 9. Nghĩa vụ, quyền của người thực hiện chứng thực
1. Bảo đảm trung thực, chính xác, khách quan khi thực hiện chứng thực.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực của mình.
3. Không được chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.
4. Từ chối chứng thực trong các trường hợp quy định tại các Điều 22, 25 và Điều 32 của Nghị định này.
5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.
6. Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
7. Hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ chứng thực chưa đầy đủ hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.
Như vậy, trường hợp văn bằng chứng chỉ được chứng thực là giả thì Phòng Tư pháp không phải chịu trách nhiệm với bản sao do mình chứng thực, mà chính người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của văn bằng chứng chỉ đó.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng thực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?