Phiên họp giải quyết khiếu nại kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện có bắt buộc phải có mặt đại diện Viện kiểm sát hay không?
- Đại diện Viện kiểm sát có tham gia trong phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện hay không?
- Thời hạn để khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện là bao lâu?
- Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có phải là quyết định cuối cùng?
Đại diện Viện kiểm sát có tham gia trong phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện hay không?
Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc bị trả lại đơn khởi kiện được quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
...
2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
4. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
...
Theo đó thì Thẩm phán giải quyết khiếu nại sẽ mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp cùng với sự tham gia của đương sự có khiếu nại.
Lưu ý: Trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
Phiên họp giải quyết khiếu nại kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện có bắt buộc phải có mặt đại diện Viện kiểm sát hay không? (Hình từ Internet)
Thời hạn để khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện là bao lâu?
Thời hạn để khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện được quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
…
Như vậy, người khởi kiện muốn khiếu nại, Viện kiểm sát muốn kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn phải thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có phải là quyết định cuối cùng?
Quyết định cuối cùng trong việc giải quyết việc trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
…
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
7. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quy định tại khoản 6 Điều này có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.
Theo quy định nêu trên, sau khi nhận được quyết định giải quyết, khiếu nại tại Tòa án nơi gửi khiếu nại mà vẫn chưa đồng ý. Người muốn khởi kiện có quyền khiếu nại Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp.
Sau khi Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp ra quyết định về giải quyết khiếu nại sẽ có hiệu lực thi hành ngay và được gửi cho người khởi kiện.
Tuy nhiên, nếu có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có vi phạm pháp luật thì người khởi kiện có quyền khiếu nại:
- Với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Như vậy, quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trả lại đơn khởi kiện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?