Phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị cần có độ dài tối thiểu bao nhiêu phút? Cơ quan nào có trách nhiệm lập đề án phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt?
Phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị cần có độ dài tối thiểu bao nhiêu phút?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH2013 có quy định các thành phần của đề án phân loại đô thị gồm:
"Điều 12. Lập đề án phân loại đô thị
[...]
2. Đề án phân loại đô thị gồm thuyết minh đề án, các phụ lục đề án và phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị:
a) Phần thuyết minh đề án nêu lý do và sự cần thiết, khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị, đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và chất lượng công trình hạ tầng đô thị, tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại đô thị và đánh giá phân loại đô thị, báo cáo tóm tắt chương trình phát triển đô thị và kế hoạch nâng cao chất lượng đô thị các giai đoạn tiếp theo, kết luận và kiến nghị;
b) Các phụ lục kèm theo đề án gồm văn bản pháp lý, bảng biểu số liệu liên quan đến đề án và các bản vẽ thu nhỏ (A3) về sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng (01 bản), bản đồ địa giới hành chính đô thị (01 bản), bản đồ hiện trạng xây dựng đô thị và vị trí các dự án đang triển khai thực hiện (01 bản), sơ đồ định hướng phát triển không gian (01 bản), bản đồ quy hoạch đợt đầu giai đoạn ngắn hạn (02 bản vẽ thể hiện các nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật). Số liệu đánh giá phân loại đô thị phải lấy năm trước liền kề với năm trình đề án và số liệu đề án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp hoặc công bố;
c) Phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị đề nghị phân loại từ 20 đến 25 phút."
Theo đó, phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị đề nghị phân loại có độ dài tối thiểu 20 phút và tối đa là 25 phút.
Phân loại đô thị
Cơ quan nào có trách nhiệm lập đề án phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt?
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 12 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH2013 có quy định trách nhiệm lập đề án phân loại đô thị thuộc về các cơ quan sau đây:
"Điều 12. Lập đề án phân loại đô thị
1. Trách nhiệm lập đề án phân loại đô thị:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại IV và loại V.
[...]
3. Đối với thị trấn được dự kiến mở rộng phạm vi đô thị để thành lập đơn vị hành chính đô thị mới mà phạm vi mở rộng đó vẫn thuộc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập đề án phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đơn vị hành chính đô thị mới trình cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận đạt tiêu chí phân loại đô thị.
Đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương dự kiến mở rộng phạm vi đô thị để thành lập đơn vị hành chính đô thị, mà phạm vi mở rộng đó vẫn thuộc địa giới hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập đề án phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đơn vị hành chính đô thị mới trình cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận đạt tiêu chí phân loại đô thị."
Như vậy, đối với việc lập đề án phân loại đô thị loại đặc biệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập đề án.
Cơ quan lập đề án phân loại đô thị có đồng thời có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí phân loại đô thị hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 12/2017/TT-BXD về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí đối với đề án phân loại đô thị cụ thể như sau:
"Điều 6. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí
1. Đối với đề án phân loại đô thị:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cấp được ủy quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập, thẩm định đề án phân loại đô thị loại đặc biệt và loại I (đối với thành phố trực thuộc trung ương);
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập, thẩm định đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại I (đối với thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương), đô thị loại II, loại III, loại IV và loại V."
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp được ủy quyền có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập, thẩm định đề án phân loại đô thị loại đặc biệt.
Như vậy, có thể thấy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập đề án phân loại đô thị, đồng thời có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí đối với đề án phân loại đô thị trong trường hợp đối tượng là đô thị loại đặc biệt như quy định trên đã đề cập.
Trần Hồng Oanh
- khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BNG
- khoản 1 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- khoản 14 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
- Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đô thị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?