Phòng Công tác xã hội có trách nhiệm gì? Cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội được quy định như thế nào?

Có những hình thức tổ chức nào trong thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện? Phòng Công tác xã hội có trách nhiệm gì? Cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội được quy định thế nào? - Câu hỏi của anh Vĩnh Thịnh đến từ Quảng Trị.

Nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện là gì?

Theo Điều 2 Thông tư 43/2015/TT-BYT quy định:

Nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện
1. Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh), bao gồm:
a) Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh;
b) Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để năm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;
c) Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;
d) Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);
e) Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;
2. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
b) Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
c) Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo:
d) Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;
đ) Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;
e) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.
3. Vận động tiếp nhận tài trợ:
Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.
4. Hỗ trợ nhân viên y tế:
a) Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;
b) Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị.
5. Đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;
b) Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội.
6. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện.
7. Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có).

Theo đó, thì các nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện gồm những việc sau đây:

- Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh);

- Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Vận động tiếp nhận tài trợ;

- Đào tạo, bồi dưỡng;

- Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện;

- Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có).

Công tác xã hội trong bệnh viện

Công tác xã hội trong bệnh viện (hình từ Internet)

Có những hình thức tổ chức nào trong thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện?

Tại Điều 3 Thông tư 43/2015/TT-BYT quy định:

Hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện
Căn cứ quy mô giường bệnh, điều kiện về nhân lực, kinh phí và phạm vi hoạt động chuyên môn. giám đốc bệnh viện quyết định thành lập hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thành lập một trong các hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện sau đây:
1. Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện;
2. Tổ Công tác xã hội thuộc Khoa khám bệnh hoặc Phòng điều dưỡng hoặc Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.

Theo đó, một trong các hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện sau đây:

- Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện;

- Tổ Công tác xã hội thuộc Khoa khám bệnh hoặc Phòng điều dưỡng hoặc Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.

Phòng Công tác xã hội có trách nhiệm gì? Cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-BYT quy định:

Cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội
1. Phòng Công tác xã hội là đơn vị thuộc bệnh viện, có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và các nhân viên.
2. Phòng Công tác xã hội có Tổ hỗ trợ người bệnh (do Truởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách) đặt ở khoa Khám bệnh của bệnh viện. Ngoài Tổ Hỗ trợ người bệnh, phòng Công tác xã hội còn có các bộ phận nghiệp vụ cần thiết khác.
3. Nhân lực của phòng Công tác xã hội bao gồm các viên chức, nhân viên chuyên ngành công tác xã hội; chuyên ngành truyền thông, y tế hoặc ngành khoa học xã hội khác được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác xã hội.

Bên cạnh đó về trách nhiệm của phòng Công tác xã hội quy định tại Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BYT:

Mối quan hệ phối hợp trong thực hiện công tác xã hội của bệnh viện
1. Phòng, Tổ Công tác xã hội có trách nhiệm phối hợp với các khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Mỗi khoa, phòng của bệnh viện phân công một nhân viên y tế tham gia làm cộng tác viên công tác xã hội trong bệnh viện.
3. Các khoa, phòng, đơn vị khác có trách nhiệm giới thiệu người bệnh đến phòng Công tác xã hội hoặc đề nghị phòng Công tác xã hội cử nhân viên đến để trợ giúp, tư vấn cho người bệnh, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời về sức khỏe của người bệnh để Phòng, Tổ công tác xã hội hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh.

Theo đó, phòng Công tác xã hội là đơn vị thuộc bệnh viện, có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và các nhân viên.

Phòng Công tác xã hội có Tổ hỗ trợ người bệnh (do Truởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách) đặt ở khoa Khám bệnh của bệnh viện.

Nhân lực của phòng Công tác xã hội bao gồm: các viên chức, nhân viên chuyên ngành công tác xã hội; chuyên ngành truyền thông, y tế hoặc ngành khoa học xã hội khác được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác xã hội.

Phòng, Tổ Công tác xã hội có trách nhiệm phối hợp với các khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác xã hội

Phạm Lan Anh

Công tác xã hội
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công tác xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào