Phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động khi nào? Ai có thẩm quyền chấp thuận chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch?
Phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động khi nào?
Phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể trong các trường hợp sau:
a) Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.
2. Văn phòng đại diện ở nước ngoài của ngân hàng hợp tác xã chấm dứt hoạt động, giải thể theo quy định pháp luật của nước nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện.
…
Như vậy, theo quy định trên thì phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;
- Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;
- Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.
Phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động khi nào? Ai có thẩm quyền chấp thuận chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch? (Hình từ Internet)
Ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gì khi chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch?
Ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm khi chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
…
3. Ngân hàng hợp tác xã chịu trách nhiệm:
a) Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể theo quy định của pháp luật;
b) Lưu trữ chứng từ, tài liệu, hồ sơ của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể và các văn bản liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch thì ngân hàng hợp tác xã có các trách nhiệm sau:
- Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của phòng giao dịch chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Lưu trữ chứng từ, tài liệu, hồ sơ của phòng giao dịch theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động phòng giao dịch theo quy định của pháp luật.
Ai có thẩm quyền chấp thuận chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã?
Ai có thẩm quyền chấp thuận chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng và định hướng phát triển ngành ngân hàng trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
1. Xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài; chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh; bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này.
2. Ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh):
a) Chấp thuận hoặc không chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động);
b) Chấp thuận hoặc không chấp thuận chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (trong trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động);
c) Chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thành lập, thay đổi địa điểm đặt trụ sở, chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;
d) Đình chỉ việc khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã, phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong trường hợp chưa đáp ứng đủ yêu cầu khai trương hoạt động.
Như vậy, theo quy định trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận chấm dứt hoạt động phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (trong trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động).
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?