Phụ cấp đối với công chức, viên chức làm việc tại trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y hiện nay là bao nhiêu?
- Phụ cấp đối với công chức, viên chức làm việc tại trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y hiện nay là bao nhiêu?
- Cách tính phụ cấp cho công chức, viên chức làm việc tại trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y thế nào?
- Một số ví dụ tính phụ cấp cho các công chức, viên chức thực tế trong ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều.
Phụ cấp đối với công chức, viên chức làm việc tại trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y hiện nay là bao nhiêu?
Về phụ cấp ưu đãi ngành bảo vệ thực vật được quy định tại đểm b khoản 1 Điều 2 Quyết định 132/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều, cụ thể như sau:
"Điều 2. Mức phụ cấp và cách tính
1. Mức phụ cấp ưu đãi được quy định như sau:
b) Ngành bảo vệ thực vật, thú y:
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
- Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;
- Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3;
- Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với các công chức, viên chức chuyên môn làm việc tại các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Kiểm dịch động vật, thực vật nội địa hoặc cửa khẩu nơi không có phụ cấp khu vực; các công chức, viên chức chuyên môn trực tiếp làm kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, chẩn đoán bệnh động vật, điều tra phát hiện và dự tính dự báo bảo vệ thực vật, giám định và kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật tại các Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm thú y hoặc Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, Trung tâm chuyên ngành thuộc Cục Thú y và thuộc Cục Bảo vệ thực vật."
Như vậy nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên anh vẫn được hưởng phụ cấp ngành, trường hợp đủ điều kiện mà không được hưởng anh liên hệ thủ trưởng đơn vị để được thông tin về trường hợp của mình.
Phụ cấp đối với công chức, viên chức làm việc tại trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cách tính phụ cấp cho công chức, viên chức làm việc tại trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y thế nào?
Về cách tính phụ cấp trong trường hợp này được hướng dẫn tại khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC như sau:
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:
- Một số lưu ý như sau:
+ Phụ cấp ưu đãi được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Trường hợp một công chức kiểm lâm địa bàn phụ trách nhiều xã có mức phụ cấp ưu đãi khác nhau quy định tại khoản 1, mục II Thông tư này thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi cao nhất.
+ Các đối tượng quy định tại khoản 1, mục I thông tư này khi được điều động công tác đến địa bàn có mức phụ cấp cao hoặc thấp hơn mức phụ cấp đang hưởng thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo địa bàn công tác mới kể từ tháng sau liền kề với tháng có quyết định điều động công tác.
Một số ví dụ tính phụ cấp cho các công chức, viên chức thực tế trong ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều.
Tại khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC có hướng dẫn cách tính bằng một số ví dụ như sau:
Ví dụ 1: ông Nguyễn Văn A là kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã có phụ cấp khu vực là 0,3. ông A có hệ số lương 3,26, bậc 8, ngạch kiểm lâm viên (mã số ngạch 10.079). Phụ cấp ưu đãi theo nghề tính cho 1 tháng của ông A như sau:
Do ông A đã được hưởng chế độ trợ cấp quy định tại Quyết định số 66/2002/QĐ-TTg ngày 27/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ nên ông A được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề từ ngày 01/10/2004, cụ thể như sau:
- Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 (áp dụng mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng/tháng):
Mức tiền
phụ cấp ưu đãi = 290.000đ x 3,26 x 40% = 378.160 đồng
theo nghề 1 tháng
- Từ ngày 01/10/2005 (áp dụng mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng/tháng):
Mức tiền
phụ cấp ưu đãi = 350.000đ x 3,26 x 40% = 456.400 đồng
theo nghề1 tháng
Ví dụ 2: Bà Trần Thị B làm công tác dự tính, dự báo bảo vệ thực vật tại Trạm Bảo vệ thực vật nơi có phụ cấp khu vực là 0,5. Bà B đang xếp ngạch dự báo viên bảo vệ thực vật, mã số ngạch 09.060, hệ số lương 4,98, bậc 12, hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung. Kể từ ngày Quyết định 132/2006/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (ngày 25/6/2006), bà B được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức 20% tính cho 1 tháng như sau:
Mức tiền
phụ cấp ưu đãi = 350.000đ x [4,98 + (4,98 x 5%)] x 20% = 366.030 đồng
theo nghề 1 tháng
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?