Phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập nào?
- Phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập nào?
- Mức phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất được áp dụng cho công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập là bao nhiêu?
- Phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập nào?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 26/2016/NĐ-CP có quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng, Điều động, biệt phái đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này bao gồm:
a) Cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy gồm: Cơ sở Điều trị nghiện tự nguyện; cơ sở cai nghiện bắt buộc (cơ sở Điều trị nghiện bắt buộc); cơ sở xã hội; cơ sở đa chức năng; cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy;
b) Cơ sở trợ giúp xã hội công lập gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; trung tâm công tác xã hội.
Theo đó phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập sau:
- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;
- Trung tâm công tác xã hội.
Đồng thời các công chức, viên chức này là các đối tượng đã được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tại các cơ sở nêu trên.
Phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập nào? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất được áp dụng cho công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 26/2016/NĐ-CP có quy định:
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội
1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật đặc biệt nặng.
2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp cho người cao tuổi không tự phục vụ được, trẻ em dưới 4 tuổi.
3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người khuyết tật nặng.
4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp trẻ em từ 4 tuổi trở lên, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, người cao tuổi.
5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp đối với người nhiễm HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; người cao tuổi không tự phục vụ được, trẻ em dưới 4 tuổi;
6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn công tác xã hội và y tế; công chức, viên chức công tác xã hội và y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các cơ sở (trừ đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều này) thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Theo đó mức phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất là 70% được áp dụng cho công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật đặc biệt nặng.
Phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Về vấn đề này tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 26/2016/NĐ-CP có quy định:
Nguyên tắc áp dụng và cách tính các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề
...
3. Cách tính
a) Các phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này được tính trên mức lương theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và được xác định bằng công thức sau:
b) Các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
c) Các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phụ cấp ưu đãi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?