Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp thâm niên nghề của công chức Kiểm lâm có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp thâm niên nghề của Kiểm lâm có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Tại Công văn 1381/TCT-TNCN năm 2014 về Danh mục tổng hợp khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công do Tổng cục Thuế ban hành thì công chức Kiểm lâm được hưởng:
- Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều.
- Phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, Kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm.
Và theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
...
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy, đối với phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp thâm niên nghề đối với công chức Kiểm lâm thực hiện đúng theo quy định thì sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế.
Nhưng nếu như khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo quy định thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp thâm niên nghề của công chức Kiểm lâm có chịu thuế thu nhập cá nhân không? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp thâm niên nghề đối với công chức Kiểm lâm hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 1 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC thì phụ cấp thâm niên nghề được áp dụng đối với các cán bộ, công chức Kiểm lâm sau:
- Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm
- Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
- Hạt trưởng và Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm
- Kiểm lâm viên (Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên cao đẳng, Kiểm lâm viên trung cấp và Kiểm lâm viên sơ cấp).
Mức hưởng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC, cụ thể:
Cán bộ, công chức Kiểm lâm nêu trên có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Công chức Kiểm lâm được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Mục 2 Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNV-BTC quy định về mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức Kiểm lâm như sau:
Ngành Kiểm lâm
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3;
- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi không có phụ cấp khu vực và công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;
- Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3;
- Mức 15% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi không có phụ cấp khu vực và các Đội kiểm lâm cơ động;
- Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại các Chi cục kiểm lâm, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chức kiểm lâm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?