Phương án sử dụng tầng đất mặt có nội dung gì? Hồ sơ thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm những gì?
Phương án sử dụng tầng đất mặt có nội dung gì?
Theo Điều 10 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:
a) Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;
b) Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;
c) Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;
d) Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.
3. Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách tối thiểu từ 20 cm (cen-ti-mét) tính từ mặt ruộng.
4. Phương án sử dụng tầng đất mặt được chấp thuận là thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.
Như vậy, nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:
- Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;
- Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;
- Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;
- Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.
Phương án sử dụng tầng đất mặt có nội dung gì? Hồ sơ thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm những gì?
Theo Điều 11 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất có nhu cầu xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên), Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt.
3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản không chấp thuận theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Như vậy, hồ sơ thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:
- Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
- Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
- Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa bao nhiêu?
Theo Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
a) Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;
b) Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;
c) Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
2. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều này được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.
3. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
...
Như vậy, ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
- Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;
- Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;
- Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương án sử dụng tầng đất mặt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?