Phương tiện kỹ thuật dự bị của nhà nước bị mất khi được điều động để sử dụng cho việc phòng chống thiên tai thì có phải bồi thường không?
- Phương tiện kỹ thuật dự bị có nằm trong lực lượng dự bị động viên hay không hay chỉ gồm quân nhân dự bị?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của nhà nước đề phòng chống thiên tai không?
- Phương tiện kỹ thuật dự bị của nhà nước bị mất khi được điều động cho việc phòng chống thiên tai thì có phải bồi thường không?
Phương tiện kỹ thuật dự bị có nằm trong lực lượng dự bị động viên hay không hay chỉ gồm quân nhân dự bị?
Căn cứ Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 giải thích về lực lượng dự bị động viên như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.
3. Phương tiện kỹ thuật dự bị là tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện đường thủy, phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường, phương tiện xây dựng công trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện, thiết bị khác được đăng ký theo yêu cầu biên chế của Quân đội nhân dân.
...
Theo đó, lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Phương tiện kỹ thuật dự bị là tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện đường thủy, phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường, phương tiện xây dựng công trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện, thiết bị khác được đăng ký theo yêu cầu biên chế của Quân đội nhân dân.
Phương tiện kỹ thuật dự bị (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của nhà nước đề phòng chống thiên tai không?
Căn cứ Điều 26 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ như sau:
Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ
1. Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ bao gồm những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 24 của Luật này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 24 của Luật này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
3. Người chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân được giao quản lý địa phương thiết quân luật quyết định huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
Dẫn chiếu Điều 24 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về các trường hợp được huy động lực lượng dự bị động viên như sau:
Các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên
1. Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ.
2. Khi thi hành lệnh thiết quân luật.
3. Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.
4. Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền ra quyết đinh huy động lực lượng dự bị động viên và cả phương tiện kỹ thuật dự bị trong trường hợp:
- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.
- Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.
Phương tiện kỹ thuật dự bị của nhà nước bị mất khi được điều động cho việc phòng chống thiên tai thì có phải bồi thường không?
Căn cứ Điều 6 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về việc bồi thường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra như sau:
Bồi thường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra
1. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Phương tiện kỹ thuật dự bị bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy;
b) Thiệt hại về thu nhập do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trực tiếp gây ra.
2. Người có thẩm quyền quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường và việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được thực hiện như đối với người có tài sản trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Trường hợp phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động là tài sản nhà nước giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy thì được bố trí kinh phí để sửa chữa hoặc mua mới theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo quy định thì chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
- Phương tiện kỹ thuật dự bị bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy;
- Thiệt hại về thu nhập do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trực tiếp gây ra.
Trường hợp phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động là tài sản nhà nước giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy thì được bố trí kinh phí để sửa chữa hoặc mua mới theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?