Quá trình khôi phục dữ liệu điện tử về quyền, lợi ích của cá nhân trên không gian mạng có thể ghi lại bằng video không?
- Ai là người quyết định thu thập dữ liệu điện tử để phục vụ điều tra các hành vi xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức trên không gian mạng?
- Quá trình khôi phục dữ liệu điện tử liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trên không gian mạng có thể được ghi lại bằng video hay không?
- Ai có được quyền đề xuất xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng khi nội dung quản lý nhà nước liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành?
Ai là người quyết định thu thập dữ liệu điện tử để phục vụ điều tra các hành vi xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức trên không gian mạng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an quyết định tiến hành biện pháp thu thập dữ liệu điện tử để phục vụ điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
Trong đó, Dữ liệu điện tử là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
Quá trình khôi phục dữ liệu điện tử liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trên không gian mạng có thể được ghi lại bằng video hay không?
Quá trình khôi phục dữ liệu điện tử liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trên không gian mạng có thể được ghi lại bằng video hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 20 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng
Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng
1. Dữ liệu điện tử là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
2. Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an quyết định tiến hành biện pháp thu thập dữ liệu điện tử để phục vụ điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
3. Việc thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Giữ nguyên hiện trạng của thiết bị số, dữ liệu điện tử;
b) Việc sao ghi dữ liệu điện tử phải được thực hiện đúng quy trình bằng các thiết bị, phần mềm được công nhận, có thể kiểm chứng được, phải bảo vệ được tính nguyên vẹn của dữ liệu điện tử lưu trong thiết bị;
c) Quá trình khôi phục dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu điện tử phải được ghi nhận lại bằng biên bản, hình ảnh, video, khi cần thiết có thể lặp lại quá trình đi tới kết quả tương tự để trình bày tại tòa án;
d) Người thực hiện thu thập dữ liệu điện tử phải là cán bộ chuyên trách được giao thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu điện tử.
Như vậy, quá trình khôi phục dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu điện tử phải được ghi nhận lại bằng biên bản, hình ảnh, video, khi cần thiết có thể lặp lại quá trình đi tới kết quả tương tự để trình bày tại tòa án.
Ai có được quyền đề xuất xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng khi nội dung quản lý nhà nước liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 36 Luật An ninh mạng 2018 về Trách nhiệm của Bộ Công an
Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây, trừ nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và Ban Cơ yếu Chính phủ:
1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng;
2. Xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ an ninh mạng;
3. Phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm mạng;
4. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng; xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số; cảnh báo, chia sẻ thông tin an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng;
5. Tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân công, phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng trong trường hợp nội dung quản lý nhà nước liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành;
6. Tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng; diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Như vậy, Bộ Công an có quyền tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân công, phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng trong trường hợp nội dung quản lý nhà nước liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An ninh mạng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?