Quá trình kiểm tra máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền được thực hiện ra sao?

Những thiết bị cơ bản nào của máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền phải được đóng hộp? Quá trình kiểm tra máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền được thực hiện ra sao? câu hỏi của anh Q (Nghệ An).

Những thiết bị cơ bản nào của máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền phải được đóng hộp?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9451:2013 (ISO 10442:2002) về Công nghiệp dầu mỏ, hóa chất và dịch vụ cấp khí - Máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền quy định như sau:

4. Thiết kế ban đầu
4.1. Quy định chung
4.1.1. Quyết định hoặc thông tin của khách hàng
Dấu (●) ở đầu của một điều chỉ ra rằng khách hàng cần đưa ra quyết định hoặc cung cấp thông tin. Thông tin này nên được đưa vào các tờ dữ liệu (xem Phụ lục A).
4.1.2. Thiết bị được đóng vào hộp
Bên bán hàng phải cung cấp tối thiểu là các thiết bị sau (ở đây ám chỉ các thiết bị được đóng vào hộp chung) được đóng vào hộp để đáp ứng các điều kiện vận hành quy định.
a) Máy nén ly tâm có bộ truyền bánh răng tăng tốc gắn liền;
b) Các bộ làm mát trung động gian, các bộ tách ẩm và các van phải có cửa rãnh chữ V;
c) Cơ cấu tiết lưu ở đầu vào (van hoặc cánh hướng dòng thay đổi ở đầu vào);
d) Máy dẫn động (động cơ hoặc tuabin theo quy định);
e) Khớp nối trục và bộ phận bảo vệ;
f) Hệ thống dầu (bôi trơn);
g) Hệ thống giám sát rung động;
h) Các bộ phận điều khiển và dụng cụ đo;
i) Dụng cụ và panen điều khiển;
j) Tấm đế chung.
Nếu khách hàng có yêu cầu, việc bố trí hộp phải được thỏa thuận với khách hàng.
...

Như vậy, những thiết bị cơ bản sau của máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền phải được đóng hộp:

- Máy nén ly tâm có bộ truyền bánh răng tăng tốc gắn liền;

- Các bộ làm mát trung động gian, các bộ tách ẩm và các van phải có cửa rãnh chữ V;

- Cơ cấu tiết lưu ở đầu vào (van hoặc cánh hướng dòng thay đổi ở đầu vào);

- Máy dẫn động (động cơ hoặc tuabin theo quy định);

- Khớp nối trục và bộ phận bảo vệ;

- Hệ thống dầu (bôi trơn);

- Hệ thống giám sát rung động;

- Các bộ phận điều khiển và dụng cụ đo;

- Dụng cụ và panen điều khiển;

- Tấm đế chung.

Lưu ý: Nếu khách hàng có yêu cầu, việc bố trí hộp phải được thỏa thuận với khách hàng.

Quá trình kiểm tra máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền được thực hiện ra sao?

Quá trình kiểm tra máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền được thực hiện ra sao? (hình từ internet)

Thiết kế bộ phận làm mát phụ của máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền được quy định ra sao?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9451:2013 (ISO 10442:2002) về Công nghiệp dầu mỏ, hóa chất và dịch vụ cấp khí - Máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền quy định về bộ phận làm mát phụ của máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền như sau:

- Trừ khi có quy định khác, bên bán hàng phải cung cấp một bộ phận làm mát phụ kiểu ống và vỏ che được làm mát bằng nước và bộ phận chia tách sau cấp nén cuối cùng.

+ Bộ phận làm mát phụ phải được thiết kế và cấu tạo phù hợp với quy tắc thiết kế các chi tiết chịu áp lực. Một số vị trí của xưởng có thể yêu cầu phải xem xét đến các vật liệu khác để chống lại sự ăn mòn trong khí quyển.

- Trừ khi có sự chấp thuận khác của khách hàng, bộ phận làm phụ phải được cấu tạo và bố trí để cho phép tháo ra các trùm ống mà không cần phải tháo dỡ đường ống hoặc các bộ phận của máy nén.

- Bộ phận làm mát phụ phải có van xả liên tục hoặc các bộ phận gom chất ngưng tụ để cho phép thải chất lỏng.

Quá trình kiểm tra máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền được thực hiện ra sao?

Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9451:2013 (ISO 10442:2002) về Công nghiệp dầu mỏ, hóa chất và dịch vụ cấp khí - Máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền quy định như sau:

6.2. Kiểm tra
6.2.1. Quy định chung
6.2.1.1. Bên bán hàng phải lưu giữ các dữ liệu sẵn có sau trong thời gian ít nhất là năm năm cho kiểm tra theo yêu cầu của khách hàng hoặc đại diện của khách hàng:
a) Chứng chỉ của các vật liệu, như biên bản thử ở nhà máy;
b) Các dữ liệu thử nghiệm về kiểm tra đảm bảo cho các yêu cầu của các điều kiện kỹ thuật đã được đáp ứng;
c) Nếu được quy định, các bảo dưỡng lắp ráp lần cuối và các khe hở vận hành.
6.2.1.2. Các chi tiết, bộ phận chịu áp lực không được sơn tới khi các kiểm tra quy định cho các chi tiết, bộ phận này được hoàn thành.
6.2.1.3. Nếu được quy định, đại diện của khách hàng phải tiếp cận được chương trình kiểm tra chất lượng của bên bán hàng để kiểm tra lại.
6.2.2. Kiểm tra vật liệu
6.2.2.1. Bề mặt của vật đúc phải được kiểm tra bằng mắt và không được dính cát, có vẩy đúc, vết nứt và vết rách nóng. Các khuyết tật về sự không liên tục khác của bề mặt phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệm thu bằng quan sát của khách hàng.
6.2.2.2. Tất cả các bề mặt có thể tiếp cận được của các mối hàn trên các cánh công tác đã được lắp phải được kiểm tra bằng hạt từ hoặc chất lỏng thẩm thấu.
6.2.2.3. Tất cả các răng của bánh răng chủ động và bánh răng bị động phải được kiểm tra 100% bằng hạt từ phù hợp với ASTM A 275 hoặc tương đương. Không cho phép có các vết nứt. Các chỉ báo dạng đường vạch do các tạp chất phi kim loại lớn hơn 1,5 mm lẫn vào các cạnh răng hoặc chân răng phải được báo cáo cho khách hàng để có sự bố trí xử lý. Chỉ báo dạng đường vạch được định nghĩa là chỉ báo có chiều dài ít nhất là bằng ba lần chiều rộng của nó. Chấp nhận hoặc loại bỏ phải được quyết định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể và phải có sự thỏa thuận cùng nhau giữa khách hàng và bên bán hàng.
6.2.2.4. Khách hàng phải quy định bất cứ chi tiết hoặc mối hàn nào phải được kiểm tra bề mặt và lớp dưới bề mặt và loại kiểm tra được yêu cầu như hạt từ hoặc chất lỏng thẩm thấu.
6.2.2.5. Nếu quy định kiểm tra các mối hàn hoặc vật liệu bằng hạt từ hoặc chất lỏng thẩm thấu thì các kiểm tra này phải phù hợp với quy tắc thiết kế các chi tiết chịu áp lực.
6.2.3. Kiểm tra về cơ
6.2.3.1. Trong quá trình lắp ráp hộp thiết bị và trước khi thử nghiệm, mỗi bộ phận cấu thành (bao gồm cả các đường dẫn đúc của các bộ phận này) và tất cả các đường ống và phụ tùng phải được làm sạch bằng hóa học hoặc bằng phương pháp thích hợp khác để loại bỏ các vật liệu lạ, các sản phẩm ăn mòn và các vẩy cám.
6.2.3.2. Hệ thống dầu được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu về làm sạch được cho trong ISO 10438.

Như vậy, quá trình kiểm tra máy nén không khí ly tâm kiểu hộp có truyền động bánh răng gắn liền được thực hiện như quy định trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Máy nén không khí

Phạm Thị Xuân Hương

Máy nén không khí
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Máy nén không khí có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Máy nén không khí Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào