Quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy phải đáp ứng điều kiện gì về độ chịu nhiệt? Yêu cầu cơ học của quần áo?
Quy định chung về thiết kế quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7618:2007 (ISO 15538:2001) về Quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy - Phương pháp thử trong phòng thí nghiệm và yêu cầu tính năng cho quần áo bảo vệ có bề mặt ngoài phản xạ quy định như sau:
4. Quy định chung về thiết kế quần áo
4.1. Quần áo
4.1.1. Quy định chung
Quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy phù hợp với tiêu chuẩn này có thể bảo vệ toàn thân gồm đầu, tay và chân, tùy theo việc đánh giá rủi ro. Loại quần áo này gồm:
a) quần áo đơn, hoặc
b) quần áo tổ hợp, hoặc
c) tổ hợp quần áo.
Khi các tổ hợp quần áo được sử dụng để đáp ứng các mức yêu cầu kỹ thuật nhất định của tiêu chuẩn này thì các quần áo khác nhau phải được ghi nhãn rõ ràng để đảm bảo rằng chúng luôn được sử dụng kết hợp (xem điều 9).
Không được che phủ bề mặt phản xạ của lớp quần áo ngoài một cách tùy tiện ngoại trừ vị trí lắp tấm chắn, nếu vừa vặn.
4.1.2. Phụ kiện cứng
Phụ kiện cứng xuyên qua lớp vật liệu bề mặt ngoài không được lộ ra phía bề mặt trong cùng của tổ hợp thành phần.
4.1.3. Túi
Nếu cần thiết phải có túi ngoài, thì chúng phải được làm hoàn toàn bằng vật liệu bề mặt và được che kín bằng nắp túi có kích thước lớn hơn miệng túi 2,5 cm về mỗi phía. Túi ngoài phải có chỗ thoát nước ra phía ngoài của quần áo.
4.1.4. Kích cỡ
Kích cỡ của quần áo được thiết kế phù hợp với TCVN 6689 (ISO 13688).
4.2. Phương tiện bảo vệ bàn tay
Kích cỡ của găng tay phù hợp với TCVN 7616:2007 (ISO 15383:2001).
4.3. Phương tiện bảo vệ bàn chân
Phương tiện bảo vệ chân được đi phía ngoài của ủng như quy định trong TCVN 7204-5 (ISO 8782-5). Nếu quần áo này kết hợp với ủng bảo vệ thì tổ hợp này phải phù hợp với yêu cầu của TCVN 7204-1 (ISO 8782-1).
Theo đó, quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7618:2007 (ISO 15538:2001) có thể bảo vệ toàn thân gồm đầu, tay và chân, tùy theo việc đánh giá rủi ro. Loại quần áo này gồm:
- Quần áo đơn, hoặc
- Quần áo tổ hợp, hoặc
- Tổ hợp quần áo.
Khi các tổ hợp quần áo được sử dụng để đáp ứng các mức yêu cầu kỹ thuật nhất định của tiêu chuẩn này thì các quần áo khác nhau phải được ghi nhãn rõ ràng để đảm bảo rằng chúng luôn được sử dụng kết hợp (xem điều 9).
Không được che phủ bề mặt phản xạ của lớp quần áo ngoài một cách tùy tiện ngoại trừ vị trí lắp tấm chắn, nếu vừa vặn.
Quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy phải đáp ứng điều kiện gì về độ chịu nhiệt? Yêu cầu cơ học của quần áo? (hình từ internet)
Quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy phải đáp ứng điều kiện gì về độ chịu nhiệt?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7618:2007 (ISO 15538:2001) về Quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy - Phương pháp thử trong phòng thí nghiệm và yêu cầu tính năng cho quần áo bảo vệ có bề mặt ngoài phản xạ quy định như sau:
6. Yêu cầu về nhiệt
...
6.5. Độ chịu nhiệt
Tất cả các vật liệu được sử dụng trong tổ hợp thành phần và các phụ kiện của hệ thống khóa có tiếp xúc với cơ thể người ngoại trừ tấm chắn, không được nóng chảy, chảy nhỏ giọt hoặc bắt cháy, và không co rút quá 5 % khi tiến hành thử nghiệm tại nhiệt độ (255 ± 10)oC.
Theo đó, tất cả các vật liệu được sử dụng trong tổ hợp thành phần và các phụ kiện của hệ thống khóa có tiếp xúc với cơ thể người ngoại trừ tấm chắn, không được nóng chảy, chảy nhỏ giọt hoặc bắt cháy, và không co rút quá 5 % khi tiến hành thử nghiệm tại nhiệt độ (255 ± 10)oC theo phương pháp đưa ra trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7617:2007 (ISO 15384 : 2003).
Yêu cầu cơ học đối với quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy được quy định ra sao?
Tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7618:2007 (ISO 15538:2001) về Quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy - Phương pháp thử trong phòng thí nghiệm và yêu cầu tính năng cho quần áo bảo vệ có bề mặt ngoài phản xạ quy định như sau:
7. Những yêu cầu cơ học
7.1. Thay đổi kích thước
Các vật liệu trong tổ hợp thành phần khi thử theo ISO 5077 với quy trình làm sạch đưa ra trong điều 5.2 phải có sự thay đổi kích thước ≤ 3 % theo cả chiều dọc và chiều ngang. Khi không phân biệt được chiều dọc và chiều ngang của vật liệu, mẫu có thể được đo và lấy tùy ý theo hai trục vuông góc.
7.2. Độ bền kéo
Vật liệu ngoài được sử dụng trong kết cấu của tổ hợp thành phần phải có độ bền kéo ít nhất là 650 N khi thử cả theo chiều dọc và chiều ngang theo ISO 13934-1, hoặc theo ISO 1421 đối với vật liệu được kim loại hóa.
Khi thử cả theo chiều dọc và chiều ngang, lớp lót trong cùng phải có độ bền kéo ít nhất là 350 N. Khi không phân biệt được chiều dọc và chiều ngang của vật liệu, mẫu có thể được đo và lấy tùy ý theo hai trục vuông góc.
Nếu lớp lót trong cùng là vật liệu dệt kim thì mẫu sẽ được thử theo phương pháp trong ISO 13938-2 và phải có độ chịu bục tối thiểu là 25 kPa.
7.3. Độ bền xé
Vật liệu ngoài được sử dụng trong kết cấu của tổ hợp thành phần phải có độ bền xé ít nhất là 25 N khi thử theo cả chiều dọc và chiều ngang theo phương pháp A2 của ISO 4674:1977, hoặc theo phương pháp A1 của ISO 4674:1977 đối với vật liệu được kim loại hóa, với tốc độ xé là (1,7 ± 0,17) mm/s đối với cả hai phương pháp. Khi không phân biệt được chiều dọc và chiều ngang của vật liệu, mẫu có thể được đo và lấy tùy ý theo hai trục vuông góc.
7.4. Độ bền ghép nối
Tất cả các ghép nối phải được thử theo ISO 13935-2 với tốc độ xé là 300 mm/phút và phải đạt được các kết quả sau:
- Độ bền ghép nối ≥ 650 N đối với ghép nối của vật liệu ngoài khi rách làm lộ lớp lót bên trong, quần áo lót hay da;
- Độ bền ghép nối ≥ 350 N đối với ghép nối của các lớp vật liệu bên trong khi rách làm lộ lớp lót bên trong tiếp theo, quần áo lót hay da;
- Độ bền ghép nối ≥ 180 N đối với tất cả các ghép nối khác.
Ghép nối chính của vật liệu dệt kim phải được thử theo ISO 13938-2 và phải có độ chịu bục ≥ 180 kPa.
Như vậy, quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy cần đáp ứng các yêu cầu cơ học kể trên.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, có những phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào? Mức đóng bảo hiểm TNLĐ là bao nhiêu?
- Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
- Người làm công tác xã hội là ai? Việc đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác xã hội được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2025 chính thức theo Hướng dẫn 4705? Trình tự thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu ra sao?
- Bác sỹ thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề có được cấp mới giấy phép hành nghề?