Quan điểm trong phát triển bền vững đô thị Việt Nam giai đoạn mới có định hướng ra sao? Tỷ lệ đô thị hoá trong tương lai sẽ là bao nhiêu phần trăm?

Cho hỏi quan điểm trong phát triển bền vững đô thị Việt Nam giai đoạn mới có định hướng ra sao? Bên cạnh đó thì việc phát triển bền vững đô thị Việt Nam thì tỷ lệ đô thị hoá trong tương lai sẽ là bao nhiêu phần trăm? Xin cảm ơn! mong được giải đáp. Câu hỏi của bạn Tuấn đến từ Đồng Nai.

Quan điểm trong phát triển bền vững đô thị Việt Nam giai đoạn mới có định hướng ra sao?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 06/NQ-TW năm 2022 (về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) như sau:

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN
1. Quan điểm chỉ đạo
- Đô thị hoá là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức và hành động trong hoàn thiện thể chế, quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực phát triển là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị.
- Đổi mới tư duy, lý luận và phương pháp quy hoạch đô thị; bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm; văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển; kết hợp hài hoà giữa quá trình đô thị hoá, phát triển đô thị với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại nền kinh tế, quản lý phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị. Kiên quyết xoá bỏ tư duy nhiệm kỳ và tình trạng "quy hoạch treo", cơ chế "xin - cho", "lợi ích nhóm" trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
- Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá vượt trội cho phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả. Bảo đảm kết hợp đồng bộ và hài hoà giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển các đô thị mới, bảo đảm kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy; phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; chú trọng tổ chức lại đời sống dân cư và phát triển kinh tế trong quá trình tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho dân cư đô thị.
- Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, phân bổ hợp lý, phù hợp với từng vùng, miền, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền; phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp với quy mô và dân số ở mức hợp lý theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh; bảo đảm tính kết nối cao giữa các đô thị trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm cấp quốc gia với đô thị vùng và khu vực nông thôn. Lựa chọn các đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng thành các trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ... có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế cao.
- Thực hiện phân cấp và phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền các đô thị gắn với đề cao trách nhiệm, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương. Phát huy và khai thác tốt các nguồn lực từ chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị. Tạo mọi điều kiện và khuyến khích các khu vực kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển đô thị. Xử lý nghiêm minh đối với các sai phạm trong thực hiện quy định pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị.
...

Theo đó, quy định trên nêu rằng quan điểm trong phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn mới có định hướng bao gồm:

- Đô thị hoá là tất yếu khách quan...

- Đổi mới tư duy, lý luận và phương pháp quy hoạch đô thị..

- Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá vượt trội cho phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả...

- Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, phân bổ hợp lý, phù hợp với từng vùng, miền, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền...

- Thực hiện phân cấp và phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền các đô thị gắn với đề cao trách nhiệm, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương...

Như vậy, quan điểm đã đề ra rất rõ ràng của các cấp trung ương trên con đường phát triển mang tầm nhìn dài hạn của đất nước.

Đô thị Việt Nam

Đô thị Việt Nam (hình từ internet)

Phát triển bền vững đô thị Việt Nam hiện nay thì có mục tiêu phát triển theo hướng hiện đại và thông minh hay không?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 06/NQ-TW năm 2022 (về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 )như sau:

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN
...
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy.

Theo đó, mục tiêu phát triển bền vững đô thị Việt Nam tổng quát hiện nay phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó là xu hướng của thế giới là tiến đến sự hiện đại hóa, công nghệ tiên tiến từng ngày. Cho nên mục tiêu phát triển bền vững đô thi Việt Nam đề ra phải theo kịp xu thế của thế giới là điều tất yếu.

Trong phát triển bền vững đô thị Việt Nam thì tỷ lệ đô thị hoá trong tương lai sẽ là bao nhiêu phần trăm?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 06/NQ-TW năm 2022 (về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) như sau:

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN
...
2. Mục tiêu
...
b) Một số chỉ tiêu cụ thể
- Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5-1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3%.
...

Theo mục tiêu cụ thể đã quy định thì tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5-1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3%.

Như vậy, trong phát triển bền vững đô thị Việt Nam thì tỷ lệ đô thị hoá đã được quy định phần trăm rõ ràng cụ thể theo từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển đô thị

Lê Đình Khôi

Phát triển đô thị
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phát triển đô thị có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển đô thị
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mô hình TOD là gì? Thí điểm mô hình TOD tại TP Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 98 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dự án đầu tư phát triển đô thị bao gồm các dự án nào? Dự án được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước khi có tiêu chí nào?
Pháp luật
Khu vực phát triển đô thị mở rộng là gì? Căn cứ vào đâu để lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị mở rộng?
Pháp luật
Khu vực cải tạo đô thị là gì? Số lượng hồ sơ đề xuất khu vực cải tạo đô thị gửi về Bộ Xây dựng để thẩm định là bao nhiêu bộ?
Pháp luật
Báo cáo tóm tắt về khu vực bảo tồn đô thị gồm các nội dung nào? Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực?
Pháp luật
Khu vực phát triển đô thị mới là gì? Khu vực phát triển đô thị mới có các nguồn vốn đầu tư nào?
Pháp luật
Khu vực phát triển đô thị là gì? Việc thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Thực hiện nghiêm quy hoạch cấp quốc gia, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15?
Pháp luật
Chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị được chia thành mấy cấp? Cơ quan nào lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị?
Pháp luật
Quan điểm trong phát triển bền vững đô thị Việt Nam giai đoạn mới có định hướng ra sao? Tỷ lệ đô thị hoá trong tương lai sẽ là bao nhiêu phần trăm?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào