Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia theo trình tự nào? Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng gì về kinh tế xã hội?
Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng gì về kinh tế xã hội?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về việc quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế xã hội như sau:
Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội
1. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
2. Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
3. Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước.
Như vậy, Quốc hội quyết định vấn đề quan trọng về kinh tế xã hội như sau:
- Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
- Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
- Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước.
Chương trình mục tiêu quốc gia (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia gồm có những gì?
Căn cứ vào Điều 53 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 quy định như sau:
Quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia
1. Căn cứ vào nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.
2. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
b) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
đ) Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
e) Tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, hồ sơ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm:
- Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia;
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia;
- Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
- Dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia;
- Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
- Tài liệu khác có liên quan.
Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia theo trình tự nào?
Căn cứ vào nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.
Trình tự Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia tại một kỳ họp của Quốc hội quy định tại Điều 54 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 quy định như sau:
Bước 1: Chính phủ trình Tờ trình về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
Bước 2: Cơ quan chủ trì thẩm tra trình Quốc hội báo cáo thẩm tra.
Bước 3: Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, Chính phủ giải trình về vấn đề liên quan mà đại biểu Quốc hội nêu.
Bước 4: Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Bước 5: Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Bước 6: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
Trình tự Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia tại nhiều kỳ họp của Quốc hội quy định tại Điều 55 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 quy định như sau:
(1) Tại kỳ họp thứ nhất:
- Chính phủ trình Tờ trình về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
- Cơ quan chủ trì thẩm tra trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
- Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
Trong quá trình thảo luận, Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến chương trình, dự án mà đại biểu Quốc hội nêu.
(2) Trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
(3) Tại kỳ họp thứ hai:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
- Chính phủ báo cáo, giải trình về vấn đề đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban nêu;
- Quốc hội thảo luận;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
(4) Trường hợp dự thảo nghị quyết chưa được thông qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quốc hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?