Quỹ bù trừ trong lĩnh vực chứng khoán được hình thành từ sự đóng góp vốn của ai theo quy định pháp luật?
- Quỹ bù trừ trong lĩnh vực chứng khoán được hình thành từ sự đóng góp của ai?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức đóng góp quỹ bù trừ dựa trên căn cứ nào?
- Thành viên bù trừ bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ thì có được hoàn lại số tiền đóng góp vào quỹ bù trừ? Được hoàn lại bao nhiêu?
Quỹ bù trừ trong lĩnh vực chứng khoán được hình thành từ sự đóng góp của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 67 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Quỹ bù trừ
1. Quỹ bù trừ được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ hoặc nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
2. Quỹ bù trừ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý và phải được tách biệt với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Hình thức đóng góp, mức đóng góp, phương thức quản lý và sử dụng quỹ bù trừ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, quỹ bù trừ trong lĩnh vực chứng khoán được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ hoặc nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức đóng góp quỹ bù trừ dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Quản lý, sử dụng quỹ bù trừ
1. Quỹ bù trừ được hình thành từ các khoản đóng góp bằng tiền hoặc chứng khoán được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp nhận với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán, nghĩa vụ thanh toán đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán. Tỷ lệ giá trị chứng khoán đóng góp vào quỹ bù trừ thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức đóng góp quỹ bù trừ dựa trên rủi ro mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên bù trừ tách biệt theo từng khu vực thị trường. Giá trị đóng góp quỹ bù trừ cho khu vực thị trường nào chỉ được sử dụng để hỗ trợ thanh toán, bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến giao dịch chứng khoán của khu vực thị trường đó.
...
Như vậy, tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức đóng góp quỹ bù trừ dựa trên:
- Rủi ro mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên bù trừ tách biệt theo từng khu vực thị trường.
- Giá trị đóng góp quỹ bù trừ cho khu vực thị trường nào chỉ được sử dụng để hỗ trợ thanh toán, bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến giao dịch chứng khoán của khu vực thị trường đó.
Quỹ bù trừ trong lĩnh vực chứng khoán được hình thành từ sự đóng góp vốn của ai theo quy định pháp luật? (hình từ internet)
Thành viên bù trừ bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ thì có được hoàn lại số tiền đóng góp vào quỹ bù trừ? Được hoàn lại bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019 thì:
Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Quản lý, sử dụng quỹ bù trừ
..
7. Hoàn trả quỹ bù trừ:
a) Thành viên bù trừ chỉ được hoàn trả lại số tiền đóng góp quỹ bù trừ khi thành viên bù trừ đó bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ. Việc hoàn trả chỉ được thực hiện sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã khấu trừ các khoản phải trả (nghĩa vụ nợ), bao gồm cả khoản bồi thường thiệt hại tài chính cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các khoản phải thanh toán cho các giao dịch chứng khoán, các nghĩa vụ thanh toán chưa được hoàn tất của thành viên bù trừ và khách hàng của thành viên bù trừ đó theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư này.
b) Trường hợp thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý để thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ, giá trị đóng góp quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đó được quản lý tách biệt ra khỏi quỹ bù trừ và là cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi (nếu có) sau khi đã khấu trừ số tiền thành viên bù trừ còn phải thanh toán cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
...
Như vậy, Thành viên bù trừ bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ thì được hoàn lại số tiền đóng góp vào quỹ bù trừ.
Số tiền Thành viên bù trừ được hoàn lại là số tiền mà Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã khấu trừ các khoản phải trả (nghĩa vụ nợ), bao gồm cả:
- Khoản bồi thường thiệt hại tài chính cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Và các khoản phải thanh toán cho các giao dịch chứng khoán, các nghĩa vụ thanh toán chưa được hoàn tất của thành viên bù trừ và khách hàng của thành viên bù trừ.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ bù trừ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?