Quỹ đầu tư phát triển địa phương được phép đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư hay không?
- Quỹ đầu tư phát triển địa phương được phép đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư hay không?
- Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như thế nào?
- Đối tượng đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là những chủ thể nào?
- Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương thuộc về ai?
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được phép đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư hay không?
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được phép đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 147/2020/NĐ-CP, Quỹ đầu tư phát triển địa phương lựa chọn các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư bao gồm:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng (hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư - PPP và hợp đồng hợp tác kinh doanh - BCC) hoặc thực hiện dự án đầu tư.
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Cụ thể những hình thức đầu tư trên được quy định như sau:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế: quy định tại Điều 19 Nghị định 147/2020/NĐ-CP
(1) Việc đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp được đánh giá có hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn đầu tư.
b) Tổ chức kinh tế được đầu tư, góp vốn có ngành, nghề kinh doanh chính thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
(2) Quỹ đầu tư phát triển địa phương quản lý, chuyển nhượng phần vốn góp tại các tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng và thực hiện dự án đầu tư: quy định tại Điều 20 Nghị định 147/2020/NĐ-CP
(1) Việc đầu tư dự án của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án được đánh giá có hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn đầu tư.
b) Dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
c) Dự án tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư.
(2) Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể trực tiếp quản lý dự án đầu tư hoặc thành lập doanh nghiệp dự án để quản lý dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này.
(3) Quỹ đầu tư phát triển địa phương triển khai thực hiện dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư, tạm ngừng, ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và quy định của pháp luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư PPP.
Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 17 Nghị định 147/2020/NĐ-CP, nguyên tắc đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như sau:
(1) Việc sử dụng vốn và tài sản của Quỹ đầu tư phát triển địa phương để đầu tư phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định này và không thuộc phạm vi đầu tư công. Ngoài các quy định tại Nghị định này, hoạt động đầu tư của Quỹ tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai, pháp luật khác có liên quan.
(2) Quỹ đầu tư phát triển địa phương không được đầu tư trong các trường hợp sau:
a) Góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp, thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
b) Góp vốn cùng công ty con để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng.
Đối tượng đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là những chủ thể nào?
Đối tượng đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định tại Điều 18 Nghị định 147/2020/NĐ-CP bao gồm:
(1) Đối tượng đầu tư của Quỹ là các dự án, doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh chính thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
(2) Căn cứ vào danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ lựa chọn, thẩm định, quyết định đầu tư hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư vào các dự án, doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện đầu tư quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định này.
Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 147/2020/NĐ-CP, thẩm quyền quyết định đầu tư đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như sau:
(1) Quỹ đầu tư phát triển địa phương quyết định mức vốn đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc mức vốn đầu tư vào một dự án có giá trị đến 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất tại thời điểm quyết định đầu tư.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức vốn đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc mức vốn đầu tư vào một dự án có giá trị trên 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất tại thời điểm quyết định đầu tư.
(3) Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thẩm quyền quyết định việc chuyển nhượng dự án đầu tư, tạm ngừng, ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; quyết định chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư PPP. Một số quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư, đối tượng và nguyên tắc đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được trình bày tại các quy định nêu trên.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?