Quy định chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong tổ chức tín dụng năm 2024 như thế nào?
Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng có được chuyển nhượng cổ phần không?
Lưu ý: Quy định dưới đây áp dụng cho tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
Căn cứ tại khoản 4 Điều 64 Luật Tổ chức tín dụng 2024 quy định việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông phổ thông như sau:
Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
....
4. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép, cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức cho các cổ đông sáng lập khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 63 của Luật này.
Như vậy, cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức ra bên ngoài mà chỉ được chuyển nhượng khi đáp ứng yêu cầu luật định cho các cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 05 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép. Hết thời hạn trên, cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần của mình ra bên ngoài theo quy định pháp luật.
Quy định chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong tổ chức tín dụng năm 2024 như thế nào?
Tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 63 Luật Tổ chức tín dụng 2024 quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng như sau:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần
1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.
4. Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu cổ phần tại công ty con, công ty liên kết là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 111 của Luật này;
b) Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;
c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này.
5. Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả số cổ phần sở hữu gián tiếp. Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm cả cổ phần do cổ đông ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần và không bao gồm sở hữu cổ phần của người có liên quan là công ty con của cổ đông đó theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 4 của Luật này.
6. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ.
7. Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam. Chính phủ quy định tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư đó tại một tổ chức tín dụng Việt Nam; điều kiện, thủ tục nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng hoạt động theo loại hình công ty cổ phần phải đảm bảo các điều kiện:
(1) Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng;
(2) Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng;
(3) Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác;
Lưu ý: (2) (3) không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Sở hữu cổ phần tại công ty con, công ty liên kết là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 111 Luật Tổ chức tín dụng 2024
- Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;
- Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều 63 Luật Tổ chức tín dụng 2024
(4) Các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép.
Lưu ý: Tỷ lệ sở hữu cổ phần (1) (2) bao gồm cả số cổ phần sở hữu gián tiếp. Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại (3) bao gồm cả cổ phần do cổ đông ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần và không bao gồm sở hữu cổ phần của người có liên quan là công ty con của cổ đông đó theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 4 Luật Tổ chức tín dụng 2024
Tổ chức tín dụng là công ty cổ phần có những loại cổ phần nào?
Căn cứ theo Điều 60 Luật Tổ chức tín dụng năm 2024 quy định các loại cổ phần như sau:
- Cổ phần phổ thông;
- Cổ phần ưu đãi: gồm ưu đãi cổ tức và ưu đãi biểu quyết;
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển nhượng cổ phần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?