Quy định mới về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức từ 20/9/2023 được thực hiện thế nào?
Quy định mới về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức như thế nào?
Ngày 20/9/2023, Chính Phủ ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức.
Theo đó, thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức tại Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức
1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định này. Trường hợp xử lý bằng hình thức buộc thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cấp có thẩm quyền tuyển dụng trước khi ra quyết định, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền tuyển dụng hoặc được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng.
3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật viên chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý viên chức biệt phái.
4. Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.
Như vậy, hiện nay, thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức được xác định theo nội dung nêu trên.
Quy định mới về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức từ 20/9/2023 được thực hiện thế nào?
Hiện nay có mấy hình thức kỷ luật đối với viên chức?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hiện nay có 03 hình thức kỷ luật đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và 04 hình thức kỷ luật đối với viên chức quản lý.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức nêu trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức
1. Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định này;
b) Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
b) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
c) Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này.
Các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại
Như vậy, việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo trình tự, thủ tục nêu trên.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý kỷ luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?