Quy định về cửa thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy như thế nào? Chặn cửa thoát hiểm có thể bị phạt tiền lên đến 25.000.000 đồng?
Quy định về cửa thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy như thế nào?
Tại tiểu mục 3.2.10 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD như sau:
3.2.10 Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài.
Không quy định chiều mở của các cửa đối với:
- Các gian phòng nhóm F1.3 và F1.4.
- Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian phòng hạng A hoặc B;
- Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2 và không có chỗ cho người làm việc thường xuyên.
- Các buồng vệ sinh.
- Các lối ra dẫn vào các chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3.
3.2.11 Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao PCCC lớn hơn 15 m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc cửa với kính cường lực.
Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.
...
+ Các cửa cho phép quay trở lại phía trong nhà phải được đánh dấu trên mặt cửa phía trong buồng thang bằng dòng chữ “CỬA CÓ THỂ ĐI VÀO TRONG NHÀ” với chiều cao các chữ ít nhất là 50 mm, chiều cao bố trí không thấp hơn 1,2 m và không cao hơn 1,8 m.
+ Các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà phải có thông báo trên mặt cửa phía trong buồng thang để nhận biết được vị trí của cửa quay trở lại phía trong nhà hoặc lối ra thoát nạn gần nhất theo từng hướng di chuyển;
CHÚ THÍCH: Đối với các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà, ở mặt cửa phía hành lang trong nhà (ngoài buồng thang) nên có biển cảnh báo người sử dụng không thể quay trở lại phía trong nhà được khi họ đi qua cửa đó.
Theo đó cửa thoát nạn được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nếu như gắn biển cấm ra vào thì có thể gây ảnh hưởng đến việc thoát nạn hoặc mất tác dụng của cửa thoát nạn nếu xảy ra sự cố.
Trong nội dung tại quy định trên cũng không được phép được đặt biển như vậy, do đó trường hợp này có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 40 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Quy định về cửa thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy như thế nào? (Hình từ Internet)
Chặn cửa thoát hiểm có thể bị phạt tiền lên đến 25.000.000 đồng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
...
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn.
Do đó hành vi này có thể xét là hành vi chặn cửa thoát hiểm làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn và có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng theo quy định nêu trên.
Có thể đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);
b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; không bảo đảm giải pháp ngăn cháy lan giữa các khoang cháy, gian phòng của cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, cháy nổ A, B, C; không có đủ số lượng lối thoát nạn theo quy định;
c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:
Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Công an có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện;
Như vậy, theo như quy định trên thì có thể đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng cháy chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?