Điều kiện để giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ là gì? Xử lý vi phạm đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như thế nào?

Tôi thấy có rất nhiều trường hợp người phạm tội chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ. Tôi muốn hỏi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ sẽ phải tuân thủ những nghĩa vụ gì? Điều kiện để giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ là gì? Xử lý vi phạm đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như thế nào? Xin được giải đáp.

Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

Căn cứ Điều 99 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:

“1. Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung theo bản án của Tòa án.
3. Thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật.
4. Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
5. Chấp hành quy định tại Điều 100 của Luật này.
6. Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
7. Hằng tháng phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật này.”

Theo đó, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ:

- Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định;

- Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung;

- Thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng;

- Chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan có thẩm quyền;

- Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

- Hằng tháng phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án.

Cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ

Cần điều kiện gì để giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?

Căn cứ khoản 1 Điều 102 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về điều kiện để được giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:

“1. Người chấp hành án có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định giảm thời hạn chấp hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt; đối với người dưới 18 tuổi thì phải chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt;
b) Trong thời gian thử thách người chấp hành án đã chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 99 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng;
c) Bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự trong trường hợp có nghĩa vụ dân sự.”

Theo đó, người chấp hành án có thể được giảm thời hạn chấp hành án khi có đủ các điều kiện:

- Đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt; đối với người dưới 18 tuổi thì phải chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt;

- Chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo quy định; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng;

- Bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự.

Xử lý vi phạm đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như nào?

Căn cứ Điều 105 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về việc xử lý vi phạm với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:

“1. Trường hợp người chấp hành án cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật này thì Công an cấp xã, đơn vị quân đội lập biên bản về việc vi phạm. Trường hợp đã lập biên bản về việc vi phạm nghĩa vụ 02 lần nhưng người chấp hành án vẫn tiếp tục vi phạm thì Công an cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục tổ chức kiểm điểm người đó; trường hợp người chấp hành án do đơn vị quân đội giám sát, giáo dục thì đơn vị quân đội tổ chức kiểm điểm người đó.
Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ giám sát, giáo dục và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
2. Người chấp hành án đã bị kiểm điểm nhưng tiếp tục cố ý không chấp hành nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật này thì không được xem xét giảm thời hạn chấp hành án. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Theo đó, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ vi phạm nghĩa vụ sẽ bị xử lý lập biên bản về việc vi phạm. hợp đã lập biên bản về việc vi phạm nghĩa vụ 02 lần nhưng người chấp hành án vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị giám sát, giáo dục tổ chức kiểm điểm. Trường hợp đã bị kiểm điểm nhưng tiếp tục cố ý không chấp hành nghĩa vụ thì không được xem xét giảm thời hạn chấp hành án. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án

Trịnh Công Minh

Thi hành án
Cải tạo không giam giữ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi hành án Cải tạo không giam giữ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định về khấu trừ lương của giáo viên theo quyết định của cơ quan thi hành án? Kế hoạch cưỡng chế thi hành án gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Người bị thi hành án có quyền khiếu nại đến cơ quan, người có thẩm quyền hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thi hành án?
Pháp luật
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự khi nào?
Pháp luật
Trách nhiệm chi trả chi phí xác minh điều kiện thi hành án do ai thực hiện? Người phải thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án không?
Pháp luật
Người bị thi hành án bị cơ quan thi hành ánh cưỡng chế kê biên nhà thì giải quyết như thế nào? Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thi hành án?
Pháp luật
Thời gian thực hiện thi hành án khi có quyết định của Tòa án trong bao lâu? Các đương sự có quyền được tự thỏa thuận việc thi hành án không?
Pháp luật
Các nội dung chính cần có trong kế hoạch cưỡng chế thi hành án là gì? Việc lên kế hoạch phải gửi cho ai, trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Người thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì thời hạn tự nguyện thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Hành vi tái chiếm đất khi đã được thi hành án xử lý theo quy định nào? Người phải thi hành án cố tình không có mặt thì giải quyết cưỡng chế ra sao?
Pháp luật
Bản án đã có hiệu lực nhưng người phải thi hành án không chấp hành thì phải làm thế nào? Tiếp nhận yêu cầu thi hành án cần thực hiện những gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào