Quy định về sử dụng còi xe khi tham gia giao thông? Bấm còi 'vô tội vạ' khi lái xe, người điều khiển xe máy, xe ô tô bị phạt nặng như thế nào?
Quy định về sử dụng còi xe khi tham gia giao thông?
Theo khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
…
12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
Như vậy, khi sử dụng còi xe phải tuân thủ các quy định sau:
- Không được bấm còi liên tục.
- Không được bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ.
- Không được bấm còi hơi trong khô đô thị và khu đông dân cư.
Trong đó:
+ Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.
+ Đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).
Khi bắt đầu khu đông dân cư sẽ xuất hiện biển báo R.420 và khi kết thúc khu đông dân cư sẽ xuất hiện biển báo R.421.
Như vậy, khi tham gia giao thông, việc sử dụng còi cũng phải thực hiện theo quy định của pháp luật mà không phải bấm còi vô tội vạ hoặc bấm còi inh ỏi, gây mất trật tự an toàn giao thông, an ninh xã hội.
Quy định về sử dụng còi xe khi tham gia giao thông? Bấm còi 'vô tội vạ' khi lái xe, người điều khiển xe máy, xe ô tô bị phạt nặng như thế nào? (Hình từ Internet)
Bấm còi 'vô tội vạ' khi lái xe, người điều khiển xe máy, xe ô tô bị phạt nặng như thế nào?
Đối với xe máy bị xử phạt theo điểm a, n khoản 1; điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi.
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu bấm còi liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Đối với ô tô bị xử phạt theo điểm a, g, khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Như vậy, người điều khiển giao thông vi phạm về việc bấm còi xe sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà mức phạt sẽ khác nhau. Mức cao nhất đối với xe máy là 600 nghìn đồng, xe ô tô là 1 triệu đồng.
Người điều khiển xe máy có được lắp đặt, sử dụng còi xe ô tô tham gia giao thông hay không?
Theo khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Theo quy định trên, pháp luật nghiêm cấm các trường hợp lắp đặt, sử dụng còi xe không đúng với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất đối với từng loại xe.
Như vậy, người điều khiển xe gắn máy không được lắp đặt còi xe ô tô khi tham gia giao thông.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tham gia giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?