Quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện theo nguyên tắc nào và vị trí khu đất xây dựng công sở phải đạt các yêu cầu gì?
- Quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện theo nguyên tắc nào và vị trí khu đất xây dựng công sở phải đạt các yêu cầu gì?
- Bộ phận làm việc tại công sở cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những phòng nào và được bố trí, đảm bảo những gì?
- Thiết kế phòng chống cháy cho công sở cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ ra sao?
Quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện theo nguyên tắc nào và vị trí khu đất xây dựng công sở phải đạt các yêu cầu gì?
Theo quy định tại Mục 6.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế có quy định như sau:
* Về quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện theo nguyên tắc tập trung và phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng;
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miền;
- Khắc phục tình trạng phân tán, manh mún;
- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, công dân đến liên hệ, giao dịch;
- Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
* Về vị trí khu đất xây dựng công sở phải đạt các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Diện tích đất xây dựng phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện đất đai của từng địa phương;
- Giao thông thuận tiện;
- Hạ tầng kỹ thuật khu vực đảm bảo, thông tin liên lạc hiện đại, đồng bộ;
- Đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;
- Có khả năng mở rộng trong tương lai.
Quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện theo nguyên tắc nào và vị trí khu đất xây dựng công sở phải đạt các yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Bộ phận làm việc tại công sở cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những phòng nào và được bố trí, đảm bảo những gì?
Theo Mục 7.7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế có quy định về bộ phận làm việc như sau:
Bộ phận làm việc
7.7.1. Bộ phận làm việc bao gồm: phòng làm việc của các cán bộ, công chức, các nhân viên thực hành nghiệp vụ kỹ thuật. Nơi làm việc của các bộ phận chuyên môn phải được bố trí sắp xếp theo yêu cầu công việc.
7.7.2. Phòng làm việc được bố trí theo không gian mở, đa năng, linh hoạt, đủ diện tích và chỗ làm việc theo số người, có dây chuyền làm việc hợp lý, đảm bảo thuận tiện trong việc điều hành, phối hợp công tác và bố trí hệ thống nối mạng nội bộ và nối mạng chính phủ điện tử. Tiêu chuẩn diện tích cho các chức danh cán bộ công chức được xác định hợp lý, phù hợp với tính chất công việc đảm nhận, tham khảo tại phụ lục A.
7.7.3. Chỗ làm việc của cán bộ, công chức phải bảo đảm:
- Đủ diện tích nghiên cứu xử lý hồ sơ, trao đổi công việc với khách, đặt tủ hồ sơ cá nhân, giao thông nội bộ và đặt các trang, thiết bị kỹ thuật;
- Đảm bảo dây chuyền làm việc giữa các bộ phận có liên quan, tạo sự hỗ trợ thuận lợi giữa các bộ phận;
- Môi trường giải quyết công việc không ảnh hưởng đến cán bộ, công chức khác;
- Được trang, thiết bị kỹ thuật văn phòng, tiện nghi kỹ thuật hoặc thiết bị chuyên dùng thích hợp;
- Tạo được khả năng cơ động và mềm dẻo khi sử dụng các thiết bị và các nguồn lực khác của công sở;
- An toàn trong việc sử dụng các thiết bị;
- Có tính thẩm mỹ.
Như vậy bộ phận làm việc tại công sở cơ quan hành chính nhà nước bao gồm phòng làm việc của các cán bộ, công chức, các nhân viên thực hành nghiệp vụ kỹ thuật. Nơi làm việc của các bộ phận chuyên môn phải được bố trí sắp xếp theo yêu cầu công việc.
Phòng làm việc được bố trí theo không gian mở, đa năng, linh hoạt, đủ diện tích và chỗ làm việc theo số người, có dây chuyền làm việc hợp lý, đảm bảo thuận tiện trong việc điều hành, phối hợp công tác và bố trí hệ thống nối mạng nội bộ và nối mạng chính phủ điện tử.
Thiết kế phòng chống cháy cho công sở cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ ra sao?
Theo Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế quy định yêu cầu về phòng cháy và chống cháy như sau:
Yêu cầu về phòng cháy và chống cháy
8.1. Thiết kế phòng chống cháy cho công sở cơ quan hành chính nhà nước phải tuân theo các qui định về an toàn cháy [2] và các quy định trong TCVN 2622.
8.2. Trong công trình phải thiết kế ít nhất hai lối thoát ra ngoài. Các lối thoát phải bố trí phân tán.
8.3. Khoảng cách giới hạn cho phép đi theo đường thoát nạn từ cửa ra vào của phòng xa nhất đến lối ra thoát nạn gần nhất (lối ra bên ngoài hoặc buồng thang bộ) phải phù hợp với quy định trong Bảng 4.
8.4. Các hành lang dài hơn 60 m phải được phân chia bằng các vách ngăn cháy.
8.5. Chiều rộng tổng cộng của cửa thoát nạn hay các lối thoát nạn ra ngoài phải tính theo số người ở tầng đông nhất (không kể tầng 1).
- Nhà từ hai đến ba tầng: tính 0,8 m cho 100 người;
- Nhà ba tầng trở lên: tính 1,0 m cho 100 người;
- Phòng hội trường, phòng họp, câu lạc bộ: tính 0,55 m cho 100 người.
8.6. Cần có các biển báo chỉ dẫn thông tin tại các vị trí cần thiết như: lối ra vào, lối thoát nạn, nơi có nguy cơ cháy, nổ, điện giật, nơi cấm lửa, khu vệ sinh, nơi đặt điện thoại, thiết bị liên lạc, thiết bị chống cháy.
8.7. Không được phép thiết kế cầu thang xoáy ốc, bậc thang hình rẻ quạt trên lối thoát nạn. Trường hợp đặc biệt phải được sự thỏa thuận của cơ quan quản lí phòng cháy chữa cháy và cơ quan phê duyệt dự án.
8.8. Buồng thang thoát nạn phải được chiếu sáng tự nhiên ít nhất là một phía. Chỉ cho phép bố trí buồng thang không có chiếu sáng tự nhiên khi có biện pháp bảo đảm không tụ khói ở mọi tầng khi có cháy.
8.9. Kho lưu trữ, các kho phòng khác có liên quan đến vật liệu dễ cháy nổ, khi thiết kế phải bảo đảm đầy đủ những quy định an toàn cháy, nổ hiện hành.
8.10. Cần bố trí bộ phận an ninh, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy gồm hệ thống camera quan sát, hệ thống điều khiển phòng cháy chữa cháy để phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố.
Theo đó, thiết kế phòng chống cháy cho công sở cơ quan hành chính nhà nước phải tuân theo các qui định về an toàn cháy và các quy định trong TCVN 2622.
Trong công trình phải thiết kế ít nhất hai lối thoát ra ngoài. Các lối thoát phải bố trí phân tán, đảm bảo các yêu cầu về đường, lối thoát nạn, hành lang, kho lưu trữ, các kho phòng khác có liên quan đến vật liệu dễ cháy nổ, khi thiết kế phải bảo đảm đầy đủ những quy định an toàn cháy, nổ hiện hành.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công sở cơ quan hành chính nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?