Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean được thực hiện như thế nào?
Đối tượng nào áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN?
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BCT quy định đối tượng áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (gọi tắt là ATIGA) bao gồm cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean được thực hiện như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Quy tắc về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 22/2016/TT-BCT, quy tắc xuất xứ và thủ tục cấp, kiểm tra C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như sau:
+ Quy tắc xuất xứ (Phụ lục I).
+ Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II).
+ Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may (Phụ lục III).
+ Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin (ITA) (Phụ lục IV).
+ Các nguyên tắc và hướng dẫn tính hàm lượng giá trị khu vực (Phụ lục V).
+ Hướng dẫn về cộng gộp từng phần (Phụ lục VI).
+ Cấp và kiểm tra C/O (Phụ lục VII).
+ Mẫu C/O mẫu D (Phụ lục VIII).
+ Hướng dẫn kê khai C/O (Phụ lục IX).
+ Danh mục các Tổ chức cấp C/O (Phụ lục X).
Điều 1 Thông tư 03/2023/TT-BCT, quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2016/TT-BCT như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2016/TT-BCT), được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 7 năm 2019 và Thông tư số 25/2019/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2019/TT-BCT và Thông tư số 25/2019/TT-BCT)
1. Thay thế Phụ lục II - Quy tắc cụ thể mặt hàng tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục I tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 10/2019/TT-BCT) bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thay thế Phụ lục III - Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục II tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 10/2019/TT-BCT) bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thay thế Phụ lục IV - Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin (ITA) tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 25/2019/TT-BCT) bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, quy tắc cụ thể mặt hàng, tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may và danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin được thay đổi quy tắc áp dụng theo phụ lục II, III và IV ban hành kèm theo thông tư Thông tư 03/2023/TT-BCT.
Định nghĩa về một số thuật ngữ trong quy tắc cụ thể mặt hàng của Hiệp định thương mại hàng hóa Asean như thế nào?
Tiêu chí xuất xứ hàng hóa được quy định tại phụ lục ban hành kem theo Thông tư 03/2023/TT-BCT như sau:
- RVC40 hoặc RVC35 có nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, tính toán theo công thức quy định ại khoản 1 Điều 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, không thấp hơn 40% (phần trăm phần trăm) hoặc 35% (ba phần quà may mắn) tương ứng, và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một thành viên nước;
- "CC" là nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ chương trình nào khác đến một chương trình, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa là tất cả các dữ liệu không có xút xuất sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa phải trải qua việc chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương);
- "CTH" là nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương trình, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa là toàn bộ dữ liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đối nhóm);
- "CTSH" là nguyên liệu không có nguồn gốc được chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương trình, nhóm hoặc nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa là tất cả nguyên liệu không có nguồn gốc sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua quá trình chuyển đổi mã HS ở cấp 6 (chuyển đổi Partition);
- "WO" nghĩa là hàng hóa có đầu ra cảm ứng hoặc được sản xuất toàn bộ tại vùng đất trống của một thành viên cấp nước.
- Quy tắc hàng dệt may là quy tắc được liệt kê tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BCT.
Thông tư 03/2023/TT-BCT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/4/2023.
Ngô Thị Hoàn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất xứ hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?