Quy trình áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được tiến hành thế nào?
Quy trình áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được tiến hành thế nào?
Quy trình áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được tiến hành thế nào? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 449 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra
1. Khi Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần mà kết quả giám định xác định bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra cùng kết luận giám định, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.
2. Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.
Theo đó, việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra được thực hiện như sau:
- Khi Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần mà kết quả giám định xác định bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét, quyết định.
+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra cùng kết luận giám định, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.
- Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.
Thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 447 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1. Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Chiếu theo quy định này, căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, hai cơ quan sau có thẩm quyền ban hành quyết định bắt buộc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
- Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Khi có sự nghi ngờ người bị buộc tội mắc bệnh tâm thần thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1. Khi có sự nghi ngờ người bị buộc tội mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, Kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:
a) Trong giai đoạn điều tra, nếu Cơ quan điều tra không trưng cầu giám định pháp y tâm thần thì ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần;
b) Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
...
Như vậy, khi có sự nghi ngờ người bị buộc tội trong vụ án hình sự mắc bệnh tâm thần thì:
- Kiểm sát viên có trách nhiệm kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết và tùy thuộc vào từng giai đoạn cũng như tình huống cụ thể mà việc xử lý được giải quyết như sau:
+ Trong giai đoạn điều tra, nếu Cơ quan điều tra không trưng cầu giám định pháp y tâm thần thì ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần;
+ Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp bắt buộc chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?