Quy trình chi tiết lựa chọn nhà đầu tư khi đàm phán cạnh tranh đối với dự án PPP được thực hiện như thế nào?
Đàm phán cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định như sau:
Đàm phán cạnh tranh
Đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
2. Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
3. Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Theo đó, việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đàm phán cạnh tranh sẽ được áp dụng thực hiện đối với dự án PPP trong 3 trường hợp như sau:
- Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
- Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển;
- Dự án ứng dụng công nghệ mới.
Quy trình chi tiết lựa chọn nhà đầu tư khi đàm phán cạnh tranh đối với dự án PPP được thực hiện như thế nào?
Quy trình chi tiết lựa chọn nhà đầu tư khi đàm phán cạnh tranh đối với dự án PPP được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định việc lựa chọn nhà đầu tư khi đàm phán cạnh tranh đối với dự án PPP như sau:
- Lựa chọn danh sách ngắn bao gồm:
+ Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 34 của Nghị định này: xác định danh sách ngắn căn cứ kết quả sơ tuyển theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41 và 42 của Nghị định này;
+ Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP: xác định danh sách ngắn căn cứ kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 25 của Nghị định này;
+ Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP: xác định danh sách ngắn theo quy định tại Điều 43, 44, 45 và 46 của Nghị định này. Căn cứ danh sách ngắn, tổ chức đàm phàn cạnh tranh theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu.
- Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Nghị định này. Riêng đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP, trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, bên mời thầu trao đổi với nhà đầu tư trong danh sách ngắn để hoàn thiện hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 48 của Nghị định này.
- Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
+ Mời thầu, phát hành, làm rõ, sửa đổi hồ sơ mời thầu; gia hạn thời gian nộp hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 51 của Nghị định này;
+ Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:
+ Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP: mở, đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại theo quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 của Nghị định này;
+ Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP: mở hồ sơ dự thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Nghị định này.
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Nghị định này.
- Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng dự án PPP theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Nghị định này.
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với dự án PPP áp dụng đàm phán cạnh tranh là khi nào?
Căn cứ khoản 6 và khoản 7 Điều 31 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với dự án PPP áp dụng đàm phán cạnh tranh như sau:
Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư
...
6. Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi và đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 90 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
7. Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP:
a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự đàm phán tối thiểu là 30 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 45 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời đàm phán cho đến ngày có thời điểm đóng thầu;
b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 45 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 60 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
Theo đó, đối với dự án PPP có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự, thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 90 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
Còn đối với Dự án ứng dụng công nghệ cao và Dự án ứng dụng công nghệ mới thì thời gian chuẩn bị hồ sơ được thực hiện như sau:
- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự đàm phán tối thiểu là 30 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 45 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời đàm phán cho đến ngày có thời điểm đóng thầu;
- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 45 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước hoặc 60 ngày đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lựa chọn nhà đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?