Quy trình, thủ tục để tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất thế chấp tại ngân hàng để thanh lý nợ được thực hiện như thế nào?
- Quyền sử dụng đất muốn mang đi thế chấp tại ngân hàng phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Khi thế chấp quyền sử dụng đất mà đến hạn không trả được nợ thì ngân hàng có được quyền bán đấu giá để thanh lý nợ hay không?
- Quy trình, thủ tục để tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất thế chấp tại ngân hàng để thanh lý nợ được thực hiện như thế nào?
Quyền sử dụng đất muốn mang đi thế chấp tại ngân hàng phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Quyền sử dụng đất muốn mang đi thế chấp tại ngân hàng phải đáp ứng những điều kiện như sau:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Quy trình, thủ tục để tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất thế chấp tại ngân hàng để thanh lý nợ được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi thế chấp quyền sử dụng đất mà đến hạn không trả được nợ thì ngân hàng có được quyền bán đấu giá để thanh lý nợ hay không?
Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: :
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Như vậy nếu đến hạn mà không trả được nợ thì ngân hàng thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý.
Và tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015, có 04 phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp:
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp sau đây:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo 04 phương thức nêu trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Quy trình, thủ tục để tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất thế chấp tại ngân hàng để thanh lý nợ được thực hiện như thế nào?
Đối với trường hợp bán đấu giá tài sản thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Trình tự thủ tục cụ thể căn cứ Chương III Luật Đấu giá tài sản 2016 bao gồm:
Bước 1: Khi Ngân hàng đã thu giữ được tài sản của khách hàng, để đảm bảo khách quan trước khi thực hiện bán tài sản công khai thông qua hình thức đấu giá, Ngân hàng cần thuê đơn vị thẩm định giá, thẩm định lại giá trị tài sản mà Ngân hàng vừa thu giữ để làm cơ sở cho việc bán đấu giá tài sản.
Bước 2: Lựa chọn và ký kết hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản.
Bước 3: Thông báo, niêm yết việc đấu giá tài sản
Bước 4: Công bố về giá khởi điểm
Bước 5: Lựa chọn địa điểm đấu giá
Bước 6: Xử lý hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá
Bước 7: Thu tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
Bước 8: Trình tự, thủ tục tại cuộc đấu giá thực hiện theo Luật Đấu giá tài sản 2016.
Một số giấy tờ pháp lý trong hồ sơ Ngân hàng cần chuẩn bị khi thực hiện bán tài sản thông qua Tổ chức bán đấu giá tài sản:
- Quyết định của Ngân hàng (người có đủ thẩm quyền ký quyết định) về việc lựa chọn Tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Văn bản đề nghị bán đấu giá tài sản;
- Bản án, quyết định thi hành án, quyết định kê biên xử lý tài sản thi hành án;
- Văn bản định giá tài sản và các giấy tờ có liên quan đến giá tài sản;
- Văn bản xác định giá trị giá khởi điểm của tài sản.
Đối với quyền sử dụng đất thì chính thức không còn thuộc về bên A khi hoàn thành việc đấu giá và đăng ký biến động đất đai, sang tên cho người trúng đấu giá.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu giá quyền sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?