Quy trình thử vận hành cơ khí đối với máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ như thế nào?

Tôi có thắc mắc là quy trình thử vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ như thế nào? Yêu cầu trong quá trình vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ có những yêu cầu gì? Câu hỏi của anh C.K (KonTum).

Trước khi thử vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ cần đảm bảo các yêu cầu gì?

Trước khi thử vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ cần đảm bảo các yêu theo quy định tại tiết 6.3.4 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9449:2013 (ISO 10439 : 2002) dưới đây:

Kiểm tra, thử nghiệm và chuẩn bị cho vận chuyển
...
6.3. Thử nghiệm
...
6.3.4. Thử vận hành cơ khí
6.3.4.1. Trước khi thử
6.3.4.1.1. Phải sử dụng các vòng bít trục và ổ trục theo hợp đồng trong máy để thử vận hành cơ khí. Đệm kín bên trong theo hợp đồng phải chịu tác dụng của áp suất chênh thiết kế trong quá trình thử (không có hiệu lực đối với các thử nghiệm trong điều khiển chân không, xem 6.3.4.2.4). Nếu được phép của khách hàng, có thể thay thế bạc lót hoặc các bạc lót nổ vỡ trong khí quyển lắp trên vòng bít có đệm đầu bằng bạc lót thử (thử cơ khí áp suất thấp có thể đòi hỏi khe hở thiết kế lớn hơn hoặc ít các bộ phận truyền động hơn hoặc cả hai để thoát nhiệt một cách thích hợp.
6.3.4.1.2. Tất cả các áp suất, độ nhớt và nhiệt độ của dầu phải ở trong phạm vi các giá trị vận hành được giới thiệu của bên bán hàng cho thiết bị riêng được thử. Độ nhớt của dầu trên giá thử có thể được điều chỉnh bằng nhiệt độ làm việc thì các mức chấp nhận phải được thỏa thuận. Phải xác định lưu lượng dầu cho mỗi đường ống cung cấp dầu.
6.3.4.1.3. Độ tinh lọc của dầu trên giá thử phải là 10 mm (0,4 mil) hoặc có chất lượng cao hơn. Các bộ phận của hệ thống dầu ở phía cuối dòng của các bộ lọc phải đáp ứng các yêu cầu về độ sạch của ISO 10438 trước khi bứt đầu bất cứ thử nghiệm nào.
6.3.4.1.4. Tất cả mối nối và dầu nối phải được kiểm tra độ kín, và bất cứ sự rò rỉ nào cũng phải được sửa chữa.
6.3.4.1.5. Tất cả các bộ phận cảnh báo, bảo vệ và điều khiển sử dụng trong thử nghiệm phải được kiểm tra và phải thực hiện các điều chỉnh khi có yêu cầu.
6.3.4.1.6. Phải lắp đặt các phương tiện để ngăn ngừa dầu đi vào máy nén trong quá trình thử vận hành cơ khí. Các phương tiện này phải hoạt động trong một quá trình thử.
6.3.4.1.7. Cần ưu tiên thử nghiệm với khớp nối trục của hợp đồng. Nếu không thực hiện được yêu cầu này, thử vận hành cơ khí phải được tiến hành với các ống lồng quay không ở đúng vị trí mayơ của khớp nối trục tạo ra các mô-men bằng (±10%) mô-men của mayơ khớp nối trục theo hợp đồng cộng với một nửa mô-men của vòng đệm khớp nối trục. Nếu toàn bộ thử nghiệm được hoàn thành, các ống lồng chạy không phải được cung cấp cho khách hàng như là một phần của các dụng cụ chuyên dùng (xem 5.6).
6.3.4.1.8. Tất cả các đầu dò rung động, bộ chuyển đổi, bộ tạo dao động, bộ giải điều biến và các gia tốc kế đã mua phải được sử dụng trong quá trình thử nghiệm. Nếu bên bán hàng máy nén không cung cấp các đầu dò dao động, hoặc nếu các đầu dò đã mua không tương thích với các phương tiện đọc của xưởng thì phải sử dụng các đầu dò của xưởng để đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác của API 670.
6.3.4.1.9. Các phương tiện thử của xưởng phải bao gồm các dụng cụ đo kiểm có khả năng giám sát liên tục và vẽ đồ thị (biểu đồ) số vòng quay trên phút, độ dịch chuyển đỉnh – tới – đỉnh và góc pha (x-y-y’). Biểu thị độ dịch chuyển rung và ký hiệu pha bằng máy hiện sóng.
6.3.4.1.10. Các tính năng rung động được xác định bằng sử dụng các dụng cụ đo được quy định trong 6.3.4.1.8 và 6.3.4.1.9 phải dùng làm cơ sở cho việc chấp nhận hoặc bác bỏ máy (xem 4.9.5.6).

Theo đó, trước khi thử vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ phải sử dụng các vòng bít trục và ổ trục theo hợp đồng trong máy để thử vận hành cơ khí. Đồng thời, đảm bảo các yêu cầu cụ thể trên.

thử vận hành cơ khí đối với máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ

Thử vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ (Hình từ Internet)

Quy trình thử vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ như thế nào?

Quy trình thử vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ được quy định tại tiết 6.3.4.2 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9449:2013 (ISO 10439 : 2002) dưới đây:

Lưu ý: Nên thận trọng khi vận hành máy ở tốc độ tới hạn hoặc gần tới tốc độ tới hạn.

Quy trình thử vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ như sau:

- Vận hành thiết bị ở các số gia tốc độ xấp xỉ 10% từ không (zero) đến tốc độ liên tục lớn nhất và chạy ở tốc độ liên tục lớn nhất tới khi nhiệt độ dầu bôi trơn các ổ trục và rung động của trục đã ổn định.

- Tăng tốc độ ngắt và vận hành thiết bị trong khoảng thời gian tối thiểu là 15 min. Đối với thử nghiệm toàn bộ thiết bị có máy dẫn động là tuabin, tăng tốc độ tới 2% tốc độ ngắt nếu yêu cầu này đã được đáp ứng.

- Giảm tốc độ tới tốc độ liên tục lớn nhất và vận hành thiết bị trong 4h.

- Đo tốc độ rò rỉ dầu của vòng bít bên trong tại mỗi vòng bít. Ở đây, vì phải tính đến thiết kế hoặc các điều kiện của giá thử cho nên không thể tăng gấp đôi tính năng của vòng bít theo hợp đồng trong thử nghiệm bốn giờ, và phải thay thế bằng một thử nghiệm bổ sung với tốc độ giảm hoặc một số biện pháp chấp nhận được khác để chứng minh tính năng của vòng bít theo hợp đồng (xem 6.3.4.1.1).

Bất cứ quy định được lựa chọn nào như vậy cũng phải được mô tả trong kế hoạch thử được đề nghị của bên bán hàng và phải được khách hàng chấp thuận trước.

- Nếu được quy định, áp suất và nhiệt độ vào của vòng bít và dầu “bôi trơn” phải được thay đổi trong phạm vi cho phép trong danh sách hướng dẫn vận hành máy nén.

Yêu cầu này phải được thực hiện trong thử nghiệm bốn giờ. Sự lựa chọn được quy định này không từ bỏ các yêu cầu thử nghiệm đã quy định khác.

Trong quá trình vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Trong quá trình vận hành cơ khí máy nén ly tâm dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ phải đáp ứng những yêu cầu quy định tại tiết 6.3.4.3 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9449:2013 (ISO 10439 : 2002) dưới đây:

Kiểm tra, thử nghiệm và chuẩn bị cho vận chuyển
...
6.3. Thử nghiệm
...
6.3.4. Thử vận hành cơ khí
...
6.3.4.3. Yêu cầu – Trong quá trình vận hành cơ khí
6.3.4.3.1. Trong quá trình thử, vận hành cơ khí của toàn bộ thiết bị được thử và sự vận hành của dụng cụ đo kiểm tra thử nghiệm phải đáp ứng yêu cầu. Rung động không qua lọc đo được không được vượt quá các giới hạn trong 4.9.5.6 và phải được ghi lại cho toàn bộ phạm vi tốc độ vận hành.
6.3.4.3.2. Trong khi thiết bị đang vận hành ở tốc độ liên tục lớn nhất và ở các tốc độ khác có thể đã được quy định trong chương trình thử, phải quét các biên độ dao động ở các tần số từ 5% đến 8 lần tốc độ liên tục lớn nhất nhưng không lớn hơn 90 000 r/min (1500 Hz). Nếu biên độ của bất cứ dao động không đồng bộ riêng biệt nào vượt quá 20% dao động cho phép như đã quy định trong 4.9.5.6 thì khách hàng và bên bán hàng phải thỏa thuận cùng nhau về các yêu cầu cho bất cứ thử nghiệm bổ sung nào và về sự thích hợp của thiết bị cho vận chuyển.
· 6.3.4.3.3. Phải lập các đồ thị (biểu đồ) về biên độ rung đồng bộ và góc pha đối với tốc độ cho tăng tốc và giảm tốc trước và sau chạy thử bốn giờ. Các đồ thị phải được lập cho cả mức dao động được lọc (một trên vòng quay) và mức dao động không qua lọc. Nếu được quy định, các dữ liệu này cũng phải được cung cấp ở dạng biểu đồ độc cực. Phạm vi tốc độ được bao hàm bởi các đồ thị này phải từ không (zero) tới tốc độ ngắt quy định của máy dẫn động.
6.3.4.3.4. Thử vận hành cơ khí phải kiểm tra sự tuân theo các yêu cầu của 4.9.2 và 4.9.3 của các tốc độ tới hạn ngang.
6.3.4.3.5. Phải thực hiện kiểm tra tại xưởng và phân tích đáp tuyến mất cân bằng phù hợp với 4.9.3.
· 6.3.4.3.6. Nếu được quy định, phải thực hiện sự ghi theo băng các dữ liệu rung động theo thời gian thực khi có sự thỏa thuận cùng nhau giữa khách hàng và bên bán hàng.
· 6.3.4.3.7. Nếu được quy định, sự ghi theo băng các dữ liệu rung theo thời gian thực phải cung cấp cho khách hàng.

Theo quy định trên, trong quá trình thử, vận hành cơ khí của toàn bộ thiết bị được thử và sự vận hành của dụng cụ đo kiểm tra thử nghiệm phải đáp ứng yêu cầu. Rung động không qua lọc đo được không được vượt quá các giới hạn trong 4.9.5.6 và phải được ghi lại cho toàn bộ phạm vi tốc độ vận hành và các quy định cụ thể trên.

Lưu ý: Tiêu chuẩn này áp dụng cho tổ máy nén khí có áp suất từ 35kPa trở lên và không áp dụng cho các tổ máy nén ly tâm có truyền động bánh răng liền trục, các tổ máy nén này là đối tượng TCVN 9451 (ISO 10442).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Máy nén ly tâm

Mai Hoàng Trúc Linh

Máy nén ly tâm
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Máy nén ly tâm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Máy nén ly tâm Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào