Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng thuộc về ai? Nội dung và trình tự, thủ tục giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện như thế nào?

Tôi muốn biết khi thực hiện dự án đầu tư công thì quyền giám sát đầu tư của cộng đồng được quy định như thế nào? Nội dung giám sát gồm những gì và tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện như thế nào? Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện như thế nào theo quy định hiện hành?

Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng được quy định như thế nào?

Theo Điều 85 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, quyền giám sát đầu tư của cộng đồng được quy định như sau:

(1) Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Luật Đầu tư công và Nghị định này.

(2) Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền:

- Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các quy hoạch khác liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư: Quyết định đầu tư; thông tin về chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, địa chỉ liên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Đối với các chương trình, dự án đầu tư có nguồn vốn và công sức của cộng đồng, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, ngoài các nội dung trên, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;

- Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp các tài liệu tại các điểm a, b, c khoản này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

(3) Kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án trong các trường hợp sau:

- Phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa - xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng;

- Chủ đầu tư không thực hiện công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

(4) Phản ánh với các cơ quan nhà nước về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng và kiến nghị biện pháp xử lý.

Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng

Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng

Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng gồm những gì?

Theo Điều 86 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:

(1) Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước và dự án PPP:

- Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

- Theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư;

- Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;

- Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án;

- Phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án;

- Việc thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư.

(2) Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn khác thực hiện theo các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này,

(3) Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án đầu tư có nguồn vốn và công sức của cộng đồng, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã:

- Thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;

- Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức và chủng loại vật tư theo quy định; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình.

Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện như thế nào?

Theo Điều 87 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:

(1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã

- Chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần của Ban ít nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn;

- Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn và thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện;

- Hướng dẫn Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật và Nghị định này; hỗ trợ Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các Báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;

- Hướng dẫn, động viên cộng đồng tích cực thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của Nghị định này;

- Xác nhận các văn bản phản ánh, kiến nghị của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền.

(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã căn cứ điều kiện của xã, bố trí địa điểm làm việc để Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức các cuộc họp và lưu trữ tài liệu phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng; tạo điều kiện sử dụng các phương tiện thông tin, liên lạc của Ủy ban nhân dân xã phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng.

(3) Ban giám sát đầu tư của cộng đồng

- Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về những kiến nghị của mình;

- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng.

Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 75 Luật Đầu tư công 2019, trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện cụ thể như sau:

(1) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau đây:

- Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này;

- Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;

- Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện.

(2) Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:

- Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;

- Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đầu tư

Châu Mỹ Ngọc

Đầu tư
Giám sát đầu tư
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đầu tư Giám sát đầu tư
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ban Giám sát đầu tư cộng đồng theo quy định được tổ chức như thế nào? Thành phần của Ban Giám sát gồm những ai?
Pháp luật
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là gì? Thời hạn lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp?
Pháp luật
Giám sát đầu tư là hoạt động gì? Báo cáo tự giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư bắt buộc phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Giám sát đầu tư của cộng đồng là gì? Việc giám sát đầu tư của cộng đồng đối với dự án PPP gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Những tổ chức nào hiện nay giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn của mình?
Pháp luật
Theo quy định hiện hành, muốn có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần thực hiện những thủ tục nào?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có mấy hình thức đầu tư và cụ thể là những hình thức đầu tư nào?
Pháp luật
Có cần thể hiện mã HS code trên Giấy phép kinh doanh khi Giấy phép kinh doanh được điều chỉnh hay không?
Pháp luật
Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư đang có hiệu lực hiện nay?
Pháp luật
Đầu tư mở rộng kinh doanh năng lượng mặt trời có thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào