Quyền lợi của hành khách trong các chuyến bay bị delay vì quá tải những ngày quay lại thành phố làm việc sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán có được bảo đảm không?
- Chuyến bay bị delay là gì?
- Chuyến bay bị delay vì quá tải trong những ngày quay lại thành phố làm việc sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì cảng hàng không có nghĩa vụ gì?
- Quyền lợi của hành khách trong các chuyến bay bị delay vì quá tải những ngày quay lại thành phố làm việc sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán có được bảo đảm không?
Chuyến bay bị delay là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Nghĩa vụ tối thiểu của hãng hàng không đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách bị từ chối vận chuyển
1. Chuyến bay bị chậm là chuyến bay có giờ khởi hành thực tế (tính từ thời điểm rút chèn tàu bay) muộn hơn 15 phút so với thời gian dự kiến cất cánh theo lịch bay căn cứ. Lịch bay căn cứ là phiên bản cuối cùng lịch bay ngày của hãng hàng không được cập nhật tới Cục Hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không, các Công ty Quản lý bay khu vực liên quan không muộn hơn 22h00 giờ Hà Nội (15h00 UTC) của ngày hôm trước ngày khai thác.
...
Cụm từ chuyến bay bị delay là cụm từ quen thuộc để chỉ những chuyến bay có giờ khởi hành thực tế (tính từ thời điểm rút chèn tàu bay) muộn hơn so với thời gian dự kiến cất cánh theo lịch bay căn cứ.
Tuy nhiên theo quy định trên thì không phải chuyến bay nào có giờ khởi hành thực tế muộn hơn so với thời gian dự kiến cất cánh theo lịch bay căn cứ thì bị coi là delay mà phải muộn hơn ít nhất 15 phút thì mới bị xem là chuyến bay bị chậm thông thường chúng ta hay gọi là chuyến bay bị delay.
Lịch bay căn cứ là phiên bản cuối cùng lịch bay ngày của hãng hàng không được cập nhật tới Cục Hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không, các Công ty Quản lý bay khu vực liên quan không muộn hơn 22h00 giờ Hà Nội (15h00 UTC) của ngày hôm trước ngày khai thác.
Chuyến bay bị delay vì quá tải trong những ngày quay lại thành phố làm việc sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán (Hình từ Internet)
Chuyến bay bị delay vì quá tải trong những ngày quay lại thành phố làm việc sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì cảng hàng không có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Nghĩa vụ tối thiểu của hãng hàng không đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách bị từ chối vận chuyển
...
2. Trong trường hợp chuyến bay bị chậm, hãng hàng không có nghĩa vụ:
a) Cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp; phục vụ ăn, uống; bố trí nơi nghỉ, ngủ phù hợp theo quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác: đối với chuyến bay chậm từ 02 giờ trở lên, trong phạm vi cung cấp dịch vụ vận chuyển của hãng hàng không, phải thực hiện việc chuyển đổi hành trình để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách;
c) Bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp các chuyến bay chậm kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
d) Hoàn trả tiền vé cho hành khách: trong trường hợp chuyến bay chậm từ 05 giờ trở lên, hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định. Việc hoàn vé cho hành khách được quy định như sau:
(i) Miễn trừ điều kiện hạn chế về hoàn vé và phí hoàn vé (nếu có);
(ii) Vé hoàn toàn chưa được sử dụng, khoản chi hoàn sẽ bằng số tiền vé mà hành khách đã trả; tiền vé bao gồm các khoản: giá dịch vụ vận chuyển; các khoản thuế, phí do Nhà nước quy định, giá dịch vụ soi chiếu an ninh, giá phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay mà hãng hàng không thu hộ; và các khoản phụ thu khác có liên quan theo hóa đơn hợp pháp do hành khách cung cấp;
(iii) Vé đã được sử dụng một phần, khoản chi hoàn sẽ không thấp hơn chênh lệch giữa tiền vé đã trả và tiền vé, các dịch vụ khác đã sử dụng cho hành trình của hành khách.
...
Như vậy, trong trường hợp chuyến bay bị delay vì quá tải trong những ngày quay lại thành phố làm việc sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì cảng hàng không phải có những nghĩa vụ được quy định như trên.
Quyền lợi của hành khách trong các chuyến bay bị delay vì quá tải những ngày quay lại thành phố làm việc sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán có được bảo đảm không?
Để bảo đảm cho quyền lợi của các hành khách của các chuyến bay bị delay sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 27/2017/TT-BGTVT như sau:
- Trường hợp chuyến bay bị delay theo kế hoạch 15 phút trở lên so với lịch bay căn cứ, hãng hàng không có trách nhiệm:
+ Thông báo cho hành khách các thông tin liên quan đến chuyến bay, cụ thể như sau: số hiệu chuyến bay và chặng bay; lý do của việc chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển; thời gian cất cánh dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế; kế hoạch phục vụ hành khách; bộ phận trợ giúp hành khách (vị trí, dấu hiệu nhận biết);
+ Xin lỗi hành khách.
- Trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị delay thì hãng hàng không có trách nhiệm phục vụ hành khách theo quy định như sau:
+ Thời gian chuyến bay bị delay từ 02 giờ phải phục vụ nước uống;
+ Thời gian chuyến bay bị delay từ 03 giờ trở lên phải phục vụ ăn;
+ Thời gian chuyến bay bị delay từ 06 giờ trở lên (từ 07 giờ đến trước 22 giờ) phải bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của cảng hàng không;
+ Thời gian chuyến bay bị delay 06 giờ trở lên (từ 22 giờ hôm trước đến trước 07 giờ ngày hôm sau) phải bố trí chỗ ngủ, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương hoặc giải pháp thay thế nếu được sự đồng ý của hành khách;
+ Chuyển đổi hành trình của hành khách trong phạm vi cung cấp dịch vụ của hãng hàng không để hành khách tới được điểm cuối của hành trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảng hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?