Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị đình chỉ trong trường hợp nào?
- Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị đình chỉ trong trường hợp nào?
- Hồ sơ yêu cầu đình chỉ quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ gồm những gì?
- Thời hạn giải quyết đối với yêu cầu đình chỉ quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là bao lâu?
Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị đình chỉ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định 79/2023/NĐ-CP về sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ như sau:
Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
1. Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng:
a) Được sửa đổi khi điều kiện ban hành quyết định chuyển giao bắt buộc đã thay đổi;
b) Bị đình chỉ khi điều kiện ban hành quyết định chuyển giao bắt buộc không còn tồn tại;
c) Bị hủy bỏ khi có căn cứ chứng minh quyết định chuyển giao bắt buộc là trái quy định pháp luật.
...
Theo đó, quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị đình chỉ khi điều kiện ban hành quyết định chuyển giao bắt buộc không còn tồn tại.
Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị đình chỉ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu đình chỉ quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 79/2023/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
...
2. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng có yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 21 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh việc sửa đổi, hủy bỏ hiệu lực, đình chỉ hiệu lực quyết định chuyển giao bắt buộc là có căn cứ và không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc;
c) Văn bản ủy quyền trường hợp nộp yêu cầu thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện quyền. Nội dung của văn bản ủy quyền gồm: bên ủy quyền, bên được ủy quyền, phạm vi và khối lượng công việc được ủy quyền, thời hạn ủy quyền.
...
Như vậy, chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng có yêu cầu đình chỉ quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau:
(1) Đơn đề nghị đình chỉ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 21 TẢI VỀ ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP;
(2) Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh việc đình chỉ hiệu lực quyết định chuyển giao bắt buộc là có căn cứ và không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc;
(3) Văn bản ủy quyền trường hợp nộp yêu cầu thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện quyền.
Nội dung của văn bản ủy quyền gồm:
- Bên ủy quyền;
- Bên được ủy quyền;
- Phạm vi và khối lượng công việc được ủy quyền;
- Thời hạn ủy quyền.
Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời hạn giải quyết đối với yêu cầu đình chỉ quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 79/2023/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
...
3. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.
a) Trường hợp yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có căn cứ xác đáng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo cho bên chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao để thực hiện.
b) Trường hợp yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
Như vậy, thời hạn giải quyết đối với yêu cầu đình chỉ quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là 12 ngày kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được đầy đủ hồ sơ.
Trường hợp yêu cầu đình chỉ hiệu lực quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có căn cứ xác đáng thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định đình chỉ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo cho bên chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao để thực hiện.
Trường hợp yêu cầu đình chỉ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?