Quyết định giải quyết việc dân sự phải có nội dung gì? Quyết định này phải được gửi cho những ai?
Quyết định giải quyết việc dân sự phải có nội dung gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 370 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quyết định giải quyết việc dân sự phải có các nội dung sau đây:
(1) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
(2) Tên Tòa án ra quyết định;
(3) Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
(4) Tên, địa chỉ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự;
(5) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;
(6) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
(7) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu;
(8) Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự;
(9) Quyết định của Tòa án;
(10) Lệ phí phải nộp.
Quyết định giải quyết việc dân sự phải có nội dung gì? Quyết định này phải được gửi cho những ai? (Hình từ Internet)
Quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 370 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Quyết định giải quyết việc dân sự
...
2. Quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Việc gửi quyết định giải quyết việc dân sự cho cơ quan thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
3. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án gửi cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.
4. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Theo đó, quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho:
- Viện kiểm sát cùng cấp;
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự.
Lưu ý:
- Việc gửi quyết định giải quyết việc dân sự cho cơ quan thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
- Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án gửi cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự là bao lâu?
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 372 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Trường hợp họ không có mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự thì thời hạn đó được tính từ ngày họ nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết.
(2) Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn 10 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Thời hạn chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự là nhiêu ngày?
Căn cứ quy định tại Điều 373 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án nhận kháng cáo, kháng nghị.
Trong thời hạn chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị, Tòa án tiến hành các công việc sau đây:
- Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án;
- Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá.
Nếu hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 373 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 mà chưa có kết quả giám định, định giá thì thời hạn chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị được kéo dài nhưng không quá 15 ngày;
- Trong thời hạn chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị, nếu tất cả người kháng cáo rút đơn kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm. Trong trường hợp này, quyết định giải quyết việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ;
- Quyết định mở phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
Lưu ý:
- Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Thẩm phán phải mở phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải quyết việc dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?