Quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự có hiệu lực kể từ khi nào? Quyết định giám đốc thẩm phải được gửi cho những ai?
Quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự có hiệu lực kể từ khi nào? Quyết định giám đốc thẩm phải được gửi cho những ai?
Căn cứ theo Điều 395 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm như sau:
Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm
1. Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người đã kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, học tập.
Như vậy, theo quy định nêu trên, quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Đồng thời, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định thì Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho những người sau đây:
- Người bị kết án, người đã kháng nghị;
- Viện kiểm sát cùng cấp;
- Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm;
- Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ;
Ngoài ra, còn phải thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, học tập.
Tải về Mẫu quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự tại đây tại đây
Giám đốc thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Những ai được quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
Tại Điều 373 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này như sau:
Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể, những người sau đây sẽ có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự sẽ được tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo Điều 386 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự sẽ được thực hiện theo thủ tục như sau:
(1) Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án.
Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án.
Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.
(2) Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
(3) Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám đốc thẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?