Quyết định mở rộng cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có những nội dung chủ yếu nào?
Quyết định mở rộng cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định về quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp như sau:
Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
1. Nội dung chủ yếu của Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp:
a) Tên gọi, diện tích, địa điểm, ngành nghề hoạt động chủ yếu;
b) Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
c) Quy mô đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dự kiến tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư;
d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
đ) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);
e) Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
g) Thời điểm có hiệu lực của Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp;
h) Nội dung khác (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, quyết định mở rộng cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nội dung chủ yếu như sau:
- Tên gọi, diện tích, địa điểm, ngành nghề hoạt động chủ yếu;
- Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
- Quy mô đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dự kiến tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư;
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
- Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);
- Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
- Thời điểm có hiệu lực của Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp;
- Nội dung khác (nếu có).
Quyết định mở rộng cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có những nội dung chủ yếu nào? (Hình từ Internet)
Quyết định mở rộng cụm công nghiệp có được gửi Bộ Công Thương hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
...
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp kèm báo cáo thẩm định của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp được gửi Bộ Công Thương 01 bản.
Trường hợp cụm công nghiệp có điều chỉnh về tên gọi, vị trí thay đổi trong địa giới hành chính cấp huyện, diện tích tăng không quá 05 ha so với quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác trên địa bàn thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; đồng thời cập nhật nội dung thay đổi để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại kỳ lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh tiếp theo.
Như vậy, theo quy định trên, Quyết định mở rộng cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được gửi 01 bản cho Bộ Công Thương.
Trong trường hợp cụm công nghiệp có điều chỉnh về tên gọi, vị trí thay đổi trong địa giới hành chính cấp huyện, diện tích tăng không quá 05 ha so với quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác trên địa bàn thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; đồng thời cập nhật nội dung thay đổi để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại kỳ lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh tiếp theo.
Việc điều chỉnh, bãi bỏ Quyết định mở rộng cụm công nghiệp được quy định như thế nào?
Việc điều chỉnh, bãi bỏ Quyết định mở rộng cụm công nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 32/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Căn cứ thẩm quyền, quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh nội dung hoặc bãi bỏ Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương;
(2) Đối với điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì việc đánh giá, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 32/2024/NĐ-CP.
Nếu cụm công nghiệp có công trình hạ tầng kỹ thuật hình thành từ ngân sách nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được lựa chọn để quản lý, sửa chữa và vận hành phục vụ hoạt động chung của cụm công nghiệp.
Kinh phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp từ ngân sách nhà nước không được tính vào giá cho thuê đất, giá sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp; chi phí quản lý, sửa chữa, vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật được tính vào giá sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nội dung này thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cụm công nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?