Quyết định sáp nhập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trong thời gian nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định sáp nhập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong thời gian nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 144/2017/NĐ-CP thủ tục sáp nhập Chi nhánh
Thủ tục sáp nhập Chi nhánh
1. Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sáp nhập Chi nhánh. Hồ sơ sáp nhập Chi nhánh bao gồm: Tờ trình về việc sáp nhập Chi nhánh và dự thảo Quyết định sáp nhập Chi nhánh.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sáp nhập Chi nhánh.
3. Việc sáp nhập Chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh sáp nhập;
b) Ngày ra quyết định sáp nhập và ngày bắt đầu hoạt động của Chi nhánh sáp nhập;
c) Họ và tên Trưởng Chi nhánh sáp nhập; danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý;
d) Ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh bị sáp nhập;
đ) Phạm vi trợ giúp pháp lý của Chi nhánh sáp nhập.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sáp nhập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Ngoài ra, nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý được quy định như sau:
- Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm nguồn ngân sách nhà nước; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
- Kinh phí ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ưu tiên bố trí ngân sách từ số bổ sung cân đối ngân sách hằng năm để hỗ trợ cho việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình.
- Kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý của tổ chức tự nguyện thực hiện do tổ chức đó tự bảo đảm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định sáp nhập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong thời gian nào? (Hình từ Internet)
Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 144/2017/NĐ-CP; cụ thể như sau:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý; cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa bàn được phân công;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến trợ giúp pháp lý theo phân công của Giám đốc Trung tâm.
Ngoài ra, chi nhánh chịu sự quản lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Chi nhánh có con dấu để giao dịch, sử dụng cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Tên Chi nhánh của Trung tâm được đặt theo số thứ tự thành lập nhưng phải thể hiện rõ tên Trung tâm chủ quản của Chi nhánh.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017; cụ thể như sau:
+ Thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
+ Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
+ Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu.
Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trung tâm trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?