Rủi ro danh mục nợ công là gì? Việc phòng ngừa rủi ro đối với danh mục nợ công phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Rủi ro danh mục nợ công là gì?
Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 94/2018/NĐ-CP có giải thích rủi ro danh mục nợ công là các rủi ro có thể xảy ra đối với danh mục nợ công khi có những biến động về thị trường, tín dụng, thanh khoản, tỷ giá hối đoái, lãi suất và rủi ro trong quá trình huy động, sử dụng và trả nợ của Chính phủ.
Rủi ro danh mục nợ công là gì? Việc phòng ngừa rủi ro đối với danh mục nợ công phải thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc phòng ngừa rủi ro đối với danh mục nợ công phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc phòng ngừa rủi ro đối với danh mục nợ công phải thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 94/2018/NĐ-CP có nguyên tắc xử lý rủi ro như sau:
Nguyên tắc xử lý rủi ro
1. Việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể căn cứ vào mức độ tổn thất có thể xảy ra và nguyên nhân dẫn đến rủi ro.
2. Việc phòng ngừa và xử lý rủi ro phải căn cứ vào thỏa thuận vay hoặc công cụ nợ gốc trong danh mục nợ công hiện hành, nguyên nhân phát sinh rủi ro, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
3. Việc phòng ngừa rủi ro đối với danh mục nợ công phải thực hiện phù hợp với kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm và kế hoạch vay, trả nợ hằng năm.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng vốn vay sai mục đích, cố ý làm trái quy định làm phát sinh rủi ro nợ công phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phòng ngừa rủi ro đối với danh mục nợ công phải thực hiện phù hợp với kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm và kế hoạch vay, trả nợ hằng năm.
Việc đánh giá rủi ro đối với nợ công được thực hiện các nội dung nào?
Việc đánh giá rủi ro đối với nợ công được thực hiện các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 94/2018/NĐ-CP như sau:
Đánh giá rủi ro
1. Nội dung chủ yếu của việc đánh giá rủi ro gồm:
a) Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô, tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất và biến động của thị trường vốn trong nước và quốc tế có tác động đến nợ công.
b) Phân tích, đánh giá diễn biến về cơ cấu đồng tiền, lãi suất, kỳ hạn, quy mô, nghĩa vụ trả nợ công, hiện tại và xu hướng tương lai nhằm nhận diện mức độ rủi ro để có biện pháp xử lý rủi ro phù hợp.
c) Tính toán mức độ rủi ro, dự kiến chi phí phòng ngừa và xử lý rủi ro trong trường hợp rủi ro xảy ra.
2. Việc thực hiện đánh giá rủi ro được quy định như sau:
a) Bộ Tài chính đánh giá rủi ro đối với nợ công, bao gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ được Chính phủ bảo lãnh.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá rủi ro đối với nợ của chính quyền địa phương, bao gồm vay lại vốn vay ODA và vay ưu đãi của Chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương và các khoản nợ khác của chính quyền địa phương.
3. Việc đánh giá rủi ro được thực hiện định kỳ gắn với kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm.
4. Trên cơ sở đánh giá rủi ro, Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp để phòng ngừa rủi ro đối với nợ công; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất các giải pháp để phòng ngừa rủi ro đối với nợ của chính quyền địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì việc đánh giá rủi ro đối với nợ công được thực hiện các nội dung sau:
- Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô, tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất và biến động của thị trường vốn trong nước và quốc tế có tác động đến nợ công.
- Phân tích, đánh giá diễn biến về cơ cấu đồng tiền, lãi suất, kỳ hạn, quy mô, nghĩa vụ trả nợ công, hiện tại và xu hướng tương lai nhằm nhận diện mức độ rủi ro để có biện pháp xử lý rủi ro phù hợp.
- Tính toán mức độ rủi ro, dự kiến chi phí phòng ngừa và xử lý rủi ro trong trường hợp rủi ro xảy ra.
Việc quản lý rủi ro đối với nợ công nhằm mục tiêu gì?
Tại Điều 22 Nghị định 94/2018/NĐ-CP thì việc quản lý rủi ro đối với nợ công nhằm các mục tiêu sau:
- Đảm bảo cơ cấu nợ công hợp lý, phù hợp với mục tiêu, định hướng đặt ra trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm đã được Quốc hội quyết định
- Đảm bảo khả năng trả nợ trong trung hạn và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ công.
- Giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong tình huống xấu nhất với chi phí phát sinh hợp lý.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý nợ công có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?