Rủi ro thiên tai là gì? Việc xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai được thực hiện thế nào?
Rủi ro thiên tai là gì?
Thiên tai được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 giải thích về rủi ro thiên tai như sau:
Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
Theo đó, rủi ro thiên tai được hiểu là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
Rủi ro thiên tai là gì? Việc xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai được thực hiện thế nào? (hình từ internet)
Phân cấp độ rủi ro thiên tai nhằm mục đích gì? Có mấy cấp độ rủi ro thiên tai?
Cấp độ rủi ro thiên tai được quy định tại Điều 6 Nghị định 66/2021/NĐ-CP như sau:
Cấp độ rủi ro thiên tai
Rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai). Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
Theo đó, rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai). Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
Việc phân cấp rủi ro thiên tai được quy định tại Điều 18 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 như sau:
Cấp độ rủi ro thiên tai
1. Rủi ro thiên tai được phân thành các cấp độ. Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm:
a) Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai;
b) Phạm vi ảnh hưởng;
c) Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
...
Theo đó, việc phân cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Các tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm:
- Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai;
- Phạm vi ảnh hưởng;
- Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
Hoạt động xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, theo dõi, giám sát thiên tai bao gồm nội dung gì?
Việc xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai được quy định tại Điều 17 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:
Xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai; theo dõi, giám sát thiên tai
1. Hoạt động xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai; theo dõi, giám sát thiên tai bao gồm:
a) Quan trắc, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin từ hệ thống quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai;
b) Đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai; lập bản đồ cảnh báo thiên tai;
c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về thiên tai cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương phục vụ cho việc chỉ đạo, triển khai hoạt động phòng, chống thiên tai.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định này thì hoạt động xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai; theo dõi, giám sát thiên tai bao gồm:
- Quan trắc, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin từ hệ thống quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai;
- Đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai; lập bản đồ cảnh báo thiên tai;
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về thiên tai cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương phục vụ cho việc chỉ đạo, triển khai hoạt động phòng, chống thiên tai.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Rủi ro thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?