Sách giáo khoa là gì? Tên sách giáo khoa được trình bày theo thứ tự thông tin nào? Yêu cầu về kỹ thuật gia công sách giáo khoa?
Sách giáo khoa là gì?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13909:2024 về Sách giáo khoa - Yêu cầu và phương pháp thử, quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Sách giáo khoa (textbook)
Xuất bản phẩm gồm nhiều trang giấy được đóng lại thành tập, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
3.2
Bìa sách (book cover)
Tờ giấy dày hoặc vật thay cho tờ giấy dày đóng ngoài của cuốn sách giáo khoa. Bìa sách bao gồm 4 trang (4 mặt) theo phân cách từ gáy sách gọi là bìa 1, bìa 2, bìa 3 và bìa 4, trên đó thường in các thông tin cơ bản về sách.
...
Theo đó, sách giáo khoa được hiểu là xuất bản phẩm gồm nhiều trang giấy được đóng lại thành tập, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Sách giáo khoa là gì? (Hình từ Internet)
Tên sách giáo khoa được trình bày theo thứ tự những thông tin nào?
Yêu cầu về trình bày tên sách giáo khoa được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13909:2024 về Sách giáo khoa - Yêu cầu và phương pháp thử như sau:
Yêu cầu
4.1 Trình bày nội dung
4.1.1 Bìa 1
Trình bày theo thứ tự từ trên xuống các thông tin sau đây:
4.1.1.1 Tên tác giả (cá nhân hoặc tập thể)
a) Tên tác giả là cá nhân, ghi họ tên, có thể ghi thêm học hàm, học vị (nếu có);
b) Tên tác giả là tập thể phải ghi thêm tên người tổng chủ biên, chủ biên (nếu có).
4.1.1.2 Tên sách
Trình bày theo thứ tự các thông tin sau đây:
- Sách giáo khoa;
- Tên môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Tên lớp học hoặc cấp học (nếu có);
- Số thứ tự tập (nếu có).
4.1.1.3 Lô gô, tên nhà xuất bản và lô gô, tên đối tác liên kết:
Vị trí, số lượng của lô gô, tên nhà xuất bản và lô gô, tên đối tác liên kết do các bên tự thỏa thuận quyết định, nhưng lô gô, tên đối tác liên kết không được để trên và có kích thước lớn hơn, số lượng nhiều hơn lô gô, tên của nhà xuất bản.
...
Theo đó, tên sách giáo khoa được trình bày theo thứ tự những thông tin như sau:
- Sách giáo khoa;
- Tên môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Tên lớp học hoặc cấp học (nếu có);
- Số thứ tự tập (nếu có).
Kỹ thuật gia công sách giáo khoa phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo quy định tại tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13909:2024 về Sách giáo khoa - Yêu cầu và phương pháp thử thì kỹ thuật gia công sách giáo khoa phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
(1) Sách bìa cứng:
- Gấp tay sách:
+ Nếp gấp phải chết nếp, đường gấp không xiên lệch, nhăn, rách; tay sách phải phẳng, đều, không bẩn, hằn vết, cong, vênh giấy.
+ Đối với sách có khổ trang chữ thống nhất: bát chữ và số trang giữa các trang phải chồng khít nhau.
+ Đối với sách không có khổ trang chữ thống nhất: hình ảnh trên trang theo thiết kế yêu cầu. Các thành phần chung như số trang và tiêu đề đầu trang phải chồng khít lên nhau.
+ Nếu trang chữ, đường kẻ, hình ảnh có nội dung tràn hai trang thì phải trùng khít nhau tại vùng tiếp xúc (gáy).
- Bắt cuốn: Đảm bảo số trang sách liên tục và đầy đủ.
- Khâu chỉ:
+ Ruột sách khâu phải chắc, không có lỗi về kỹ thuật (chỉ bị rối, bị tước sợi, lỗ khâu bị rách).
+ Tay sách được khâu đủ mũi, mũi khâu phải nằm trên đường gấp, gọn gàng và không bị lệch.
+ Chỉ khâu phải sạch sẽ, không bị bẩn, dính dầu máy, các tay sách không bị bần, rách, nhăn...
- Xẻ răng cưa gáy: Thường được áp dụng với loại sách không khâu chỉ và ruột sách không dày quá 5 cm
- Keo gáy ruột sách: Lớp keo có độ dày vừa phải, keo không tràn lên bề mặt trang sách hay tràn lên đầu sách, chân sách.
- Xén ruột sách:
+ Việc xén ruột sách phải vuông góc, đúng kích thước, mặt xén phải trơn phẳng, gọn mép, không gấp góc.
+ Các trang không bị xê dịch, không bị dính vào nhau, không bị biến dạng.
+ Kích thước ruột sách sau khi xén phải đúng với khổ thành phẩm.
- Vo tròn gáy sách:
+ Việc vo tròn gáy sách thường chỉ thực hiện đối với sách có độ dày lớn hơn 13 mm.
+ Độ cong của gáy sách phải cong đều, không bị biến dạng méo mó.
- Vật liệu lót gáy: Vật liệu lót gáy sách giáo khoa phải là loại vật liệu có độ dai, bền và thấm hút cao. Tấm lót gáy được dán phủ đều trên gáy sách.
- Vật liệu bọc bìa: Vật liệu bọc bìa phải dai, bền và chắc đảm bảo khi mở gấp nhiều lần.
- Các tông lót bìa: Các tông lót bìa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Có độ dày đồng nhất, phẳng và không bị cong, thùng. Độ dày của các tông phù hợp với khuôn khổ sách: từ 0,8 mm đến 3 mm;
+ Chiều cao cánh bìa: lớn hơn chiều cao của ruột sách từ 3 mm đến 6 mm;
+ Chiều rộng của cánh bìa: bằng chiều rộng khổ thành phẩm của ruột sách;
+ Chiều rộng của rãnh bìa phù hợp với độ dày các tông.
- Bao bìa: Bao bìa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Khoảng cách từ mép cắt đến bìa là 3 mm;
+ Tờ bao bìa phải dán ép sát vào các tông. Bề mặt bìa sau khi bọc phải bằng phẳng, không bị nhăn, không nổi bỏng khí (thiếu keo);
+ Các mép dán phải sát góc, dán (hoặc dính) chặt vào các tông bìa;
+ Hai đường cấn rãnh gáy giữa các tông bìa và gáy phải phù hợp với độ dày các tông làm bìa.
- Vào bìa: Việc vào bìa phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây;
+ Tờ gác phải cách đều các cạnh của cánh bìa, dán phẳng, không bị bong, không bị nhăn hay bị bẩn;
+ Khi mở sách tờ gác không bị căng quá mức, dẫn đến rách tờ gác;
+ Khả năng đóng mở của bìa không bị giới hạn, tờ gác được dán chặt vào bìa.
(2) Sách bìa mềm:
- Phương pháp đóng sách bìa mềm có khâu chỉ gần giống với đóng sách bìa cứng ở công đoạn gia công ruột sách nên tuân thủ các yêu cầu nêu từ 4.5.1.1 đến 4.5.1.6.
- Phải kiểm tra bìa mềm trong quy trình đóng sách này. Bìa của sách bìa mềm được vào với ruột sách ngay sau công đoạn keo gáy trên thiết bị vào bìa.
- Sách không khâu chỉ được phay gáy, xẻ răng cưa hoặc không xẻ răng cưa và vào bìa được thực hiện đồng thời trên cùng thiết bị vào bìa.
- Việc vào bìa đối với sách bìa mềm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Đường cấn rãnh bìa cách gáy bìa: 5 mm;
+ Các đường cấn song song với nhau, không bị lệch, méo mó;
+ Vạch gấp gáy của bìa sách phải trùng với cạnh của gáy sách;
+ Gáy sách bằng phẳng, bìa được dán chặt vào ruột, không bị lỗi;
+ Độ dày lớp keo trên gáy phải vừa đủ, lớp keo không được tràn xuống hai bên ruột sách hay tràn vào bên trong ruột sách.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sách giáo khoa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?